Sáng tạo vì điên đảo? (Nghệ thuật như triệu chứng của rối loạn não bộ)

Bình thường, chúng ta ít nhiều vẫn so sánh nọ kia về văn nghệ sĩ, song hiếm khi liên kết giữa sự sáng tạo với bệnh tật của não bộ.

Một nghiên cứu chưa quá xa xôi thì bảo nên nghĩ lại.

Khi suy tư về ai đó bị mắc một rối loạn não bộ, chúng ta tưởng tượng đến tình trạng trục trặc và sai lạc về mặt chức năng; song nghiên cứu vừa nêu cho thấy điều hết sức đáng ngạc nhiên rằng, một số đối tượng như thế đích thực có thể phát triển tài năng nghệ thuật– kết quả do rối loạn não bộ– và đến lượt nó, nghệ thuật của họ kể với chúng ta về bản chất của rối loạn não bộ họ đang mắc phải.

Tổng thuật khá cập nhật này của tác giả Schott mang tới các trường hợp trải qua những trạng thái bệnh lý thần kinh– những con người chưa từng thì nay bỗng dưng khởi phát thôi thúc làm nghệ sĩ, và thật kỳ lạ, nghệ thuật tạo tác ra ấy mới tuyệt làm sao!

Cả hai trường hợp trình bày trong báo cáo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của bối cảnh trong việc thấu hiểu nghệ thuật liệu có thể phản ánh thế nào với chúng ta về các rối loạn liên quan đến não bộ. Sự bộc lộ mãnh liệt các hành vi nghệ sĩ không điển hình hoặc ham muốn khó cưỡng chống ngõ hầu kiến tạo nghệ thuật (chưa bao giờ từng xuất hiện động cơ đó trước đây) dễ chừng chứng tỏ một trạng thái bất thường hợp trội về mặt thần kinh. Tương tự, ở người vốn có khả năng sáng tạo rồi thì những đổi thay đầy kịch tính trong phong cách biểu đạt (ví dụ, từ trừu tượng chuyển sang hiện thực) có thể chỉ báo cho sự tấn công cấp tập hoặc tiến triển các dấu hiệu rối loạn chức năng não bộ.

Mấy trường hợp điển cứu này đưa ra một viễn tượng mới cho cách thức nghiên cứu về các rối loạn não bộ, đồng thời thách thức sự hiểu biết của chúng ta về sự sáng tạo. Hệ thống thần kinh trong họat động sáng tạo đích thị cân bằng đầy mong manh. Việc gãy đổ hệ thống này có thể đưa đến sự hợp trội quá chừng lạ lẫm và trái ngược với suy tư thông thường về kiểu dạng thiên tài mới mẻ– thành tựu thiên tài với kỹ năng mà thường phải tích lũy, học hỏi sau nhiều năm ròng thực hành.

Những điều nào khiến một số người là nghệ sĩ thiên tài và một số khác thì không? Thực hành hoặc năng lực thiên bẩm? Lần nữa, do chợt gợi nhớ cuộc tranh luận xưa cũ “tự nhiên hoặc nuôi dưỡng” nên có vẻ nghiên cứu mở ra hướng tiếp cận tích hợp mới, đa ngành thật hứa hẹn của khoa học thần kinh.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top