Khi già rơn rồi, các bài hát trở nên ít buồn bã hơn…

Anh hát lên, nhớ gì trong mắt em; anh hát lên, còn có em, ôi tuyệt vời… Anh hát lên, nhớ về chiều mưa buồn, mưa vẫn rơi, hoa ngập lối đường về…”

Âm nhạc là thứ công cụ quyền năng trong việc biểu đạt và làm truyền dẫn các cảm xúc.

Tôi chợt nhớ giai điệu bài hát ám ảnh thượng dẫn, khi đọc thấy nghiên cứu tìm hiểu liệu có phải rồi bằng cách nào mà việc cảm nhận âm nhạc đổi thay khi người ta già đi.

Theo đó, tác giả Lima cùng cộng sự vén lộ sự thật: những ai đã già thường cho thấy sự hồi đáp giảm hẳn trước thứ âm nhạc diễn tả cảm xúc tiêu cực, và tri giác của họ về những cảm xúc vui vẻ lại duy trì khá bền vững.

Ai cũng biết, cảm xúc giữ vai trò thiết yếu trong sáng tác và cảm thụ âm nhạc; thậm chí, ngay cả trẻ sơ sinh cũng có năng lực định hình các cảm xúc trong những trích đoạn tác phẩm (Nawrot, 2003).

Tuy thế, nhận ra các cảm xúc trong âm nhạc rất ít được chú ý nghiên cứu. Công trình của tác giả Lima và cộng sự xem xét hiệu ứng của tuổi già về sự tri nhận cảm xúc do âm nhạc khởi tạo.

Cần biết, các nghiên cứu trước đây xem xét việc tri nhận cảm xúc theo các phương thức khác biệt hẳn nhau đã góp phần tỏ lộ rằng có sự suy biến việc tri nhận các cảm xúc khi tuổi tác tăng lên, chẳng hạn ở đây. Một nghiên cứu khác thì tìm hiểu tác động của tuổi già lên sự tri nhận cảm xúc âm nhạc thông qua việc so sánh người đương còn trai tráng (tầm tuổi 24) và người đã già rơn (trên 65). Các kết quả thu được chỉ rõ rằng người lớn tuổi gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tri nhận cảm xúc sợ hãi và buồn bã cả ở lĩnh vực âm nhạc lẫn phát ngôn mang chất thơ, trong khi họ không hề bị phiền nhiễu khi chú tâm tới trạng thái tức giận, hạnh phúc và cảm xúc trung tính.

Nghiên cứu của tác giả Lima và cộng sự chứng thực những thay đổi ý nghĩa liên quan giữa tuổi tác với các cảm xúc cụ thể. Đáng chú ý, họ còn định hình một sự suy giảm tuần tự trong hồi đáp với âm nhạc khiến ta buồn bã và kinh hoảng. Không có sự khác biệt lắm trong thứ âm nhạc vui tươi. Những điểm khác giữa nhóm tuổi tác cũng được ghi nhận về mẫu thức phân loại nhầm nhọt giữa thứ âm nhạc buồn bã và yên bình. Các đối tượng tham gia thực nghiệm còn trẻ thì cơ chừng tri nhận buồn bã hơn với thứ âm nhạc yên bình, còn đối tượng già rồi lại tri nhận nhiều an ổn. Điều này dễ là do các chức năng cấu trúc thuộc thể loại âm nhạc buồn bã và yên bình vốn đặc thù mang hơi hướng chậm rãi.

Anh hát lên, nhớ gì trong mắt em. Anh hát lên, còn có em, ôi tuyệt vời… Anh hát lên, nhớ về chiều mưa buồn. Mưa vẫn rơi, làm lòng anh xót xa…”

Những nghiên cứu tương lai dường như nên tập trung khám phá thêm luận điểm vừa nêu. Cũng phải nói rằng tác giả Lima và cộng sự để ý tới cả số năm tập luyện âm nhạc của các thành viên tham gia thực nghiệm nữa. Phân tích này gợi mở mối liên hệ tích cực giữa luyện tập âm nhạc với khả năng phân loại các cảm xúc âm nhạc.

Một lý giải khả thể cho phát hiện chủ yếu của nghiên cứu này là sự giảm sút việc nhận ra các cảm xúc cụ thể e phản ánh sự suy giảm tâm lý thần kinh định khu ở các vùng não bộ có dính dáng với tuổi già (tuyến dưới đồi) liên quan việc xử lý cảm xúc. Các nghiên cứu từng thực hiện, ví dụ, đã chứng tỏ, các vùng não bộ rõ ràng liên quan tới sự tri nhận các cảm xúc khác nhau.

Một lý giải khả thể nữa là do định kiến lộ rõ liên quan với tuổi già (1, 2). Định kiến dễ thấy liên quan tới tuổi già ấy cho rằng người ta khi già đi sẽ ít hẳn trải nghiệm các cảm xúc tiêu cực, cự tuyệt.

Vậy là, những nghiên cứu sắp tới có thể nhắm vào việc định hình những vùng não bộ khu biệt trong sự nhận ra cảm xúc ở các lứa tuổi khác nhau. Hơn nữa, khi khả năng phơi tỏ trong định kiến về tuổi già có thể không thật phổ quát (chẳng hạn, những cụ già Trung Quốc quay mặt khỏi các biểu đạt của vẻ mặt hạnh phúc song lại không lờ tịt các biểu đạt tiêu cực).

Nghĩa là, chắc chắn hứa hẹn sẽ vô cùng thú vị nếu tiến hành tìm hiểu xem tác động của việc nhận ra cảm xúc âm nhạc như thế nào ở đối tượng tham gia thuộc các nền văn hóa khác biệt nhau.

Hiện tại, nếu bạn vẫn cảm thấy chưa quá khốn khổ và cứ chực đú đởn mơn man muốn nghe Gloomy Sunday cơ thì tại sao không tiếp tục ngân nga…

Bài hát đó, năm xưa đôi ta quen nhau. Bài hát đó, đôi ta yêu nhau lần đầu. Ngày tháng ấy, tình yêu phôi pha trong tim… Bam-bi-nô… Bam-bi-nô… Bá bà… bá bà… bà ba ba ba ba. Bá bà… bá bà… bà ba ba ba. Bá bà… bá bà… bà ba ba ba…

10 thoughts on “Khi già rơn rồi, các bài hát trở nên ít buồn bã hơn…”

  1. Cho lão hỏi lời hát mà cụ trích trong bài trên đây là từ bài hát nào vây? Ý tôi muốn hỏi tựa đề và xuất xứ bài nhạc. Thời trẻ tôi có ngân nga nó,bỏ lâu rồi quên. Đâu khoảng 1980″s.
    Gần đây có nghe 1 cụ hát (nhạc sống) rất hay, nên tìm và gặp trang web cụ
    Cụ giải đáp cho với.

    1. thaiphacngotoan

      Cái vụ này cứ nhắc tới càng thêm… rầu (trên một người hỏi han thắm thiết lắm), vì tôi cũng từng thử tự mò tìm rồi dò la bạn bè mà chẳng ai nhớ nổi. Hồi đó giai điệu và ca từ bài hát í thiệt là da diết. Mong được Lão Nông cảm thông.–

    2. Nguyễn Ngọc Tuấn

      BÀI CA CHO EM_ Nhạc Nga, lời Việt. Mấy chữ cuối là Sô-bra-nô (giọng nữ) dể hát tiếp đoạn “bá bà…”. Moi trong kí ức được nhiêu đó, nếu không chính xác xin thứ lỗi!

      1. Vụ này e chừng vẫn chưa kết thúc sớm được, đến giờ mọi người còn kiếm tìm Nguyễn Ngọc Tuấn…–

    1. Đến giờ, sau 5 năm, dù nhiều người quan tâm, tìm hiểu song vẫn chưa thực sự tỏ tường, rốt ráo về bài hát đó LE Hoang HIền: tác giả, năm sáng tác, album, ca sĩ trình bày. Mong cảm thông.–

  2. Nguyễn nam Hồng

    Bài hát giai điệu mượt mà, hơi buồn. Lời giản dị nhưng tha thiết. Cho đến nay vẫn chưa thấy thông tin về bản gốc. Thật đáng tiếc cho những người yêu âm nhạc.

    1. Chắc duyên nợ và lòng người da diết quá nên ca từ lẫn thân phận bài hát hoá khó khăn để diện kiến dung nhan.–

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top