“Hết sức điên khùng”

Thật giật mình, nhớ tới cụm từ “điên khùng” (Google cho 2.430.000 kết quả, sau 0, 29 giây) bởi quá ấn tượng với cách một tờ báo giật tiêu đề.

Hôm nay, tròn 1 năm vụ án Đoàn Văn Vươn, và diễn ra phiên xử kỳ án vườn mít lần 3.

“Hết sức điên khùng” xem ra là cách gọi dân dã cho rối loạn tâm thần mang tên Tâm thần phân liệt (TTPL, Schizophrenia).

Như từng giới thiệu (nhấp chuột vào tag “tâm thần phân liệt” ở bên dưới bài viết), thuật ngữ “schizophrenia” là do nhà tâm thần học Thụy Sĩ Eugen Bleuler tạo ra năm 1908. Trong lời giới thuyết, Bleuler nhất quyết thay cho “dementia praecox” (sa sút tâm trí sớm), một thuật ngữ được Arnold Pick sử dụng lần đầu tiên để phân loại một rối loạn tương tự (hoặc một nhóm rối loạn). Bleuler mô tả yếu tính của schizophrenia là “những mối liên kết phóng đãng” giữa nhân cách, suy tư, trí nhớ và tri giác. “Dementia praecox” có sự chú tâm khác, nhằm mô tả các bệnh nhân đang gặp một sự phá vỡ toàn bộ các tiến trình tri giác và nhận thức (dementia) đi kèm với khởi phát sự công kích (praecox).

Từ “schizophrenia” nguyên vốn gốc Hy Lạp và được chuyển ngữ khá sát thành “trạng thái phân ly của tâm trí” (“splitting of the mind”). Nó thường được viết vậy, bởi thế, schizophrenia bị hiểu sai là đang có một sự phân ly hoặc đa nhân cách. Ngoài ra, nó còn được biết đến như “rối loạn nhân dạng phân ly” (“dissociative identity disoder“) là  “một nhân cách phân ly”: người ta có hai hoặc nhiều hơn các nhân dạng khác biệt hoặc các nhân cách hết sức thay đổi kiểm soát hành vi của anh/ chị ta. Tôi không tuyệt đối đoan chắc rằng rối loạn này tồn tại theo nghĩa thẳng thắn nhất song bất luận thế nào, hiểu biết chúng ta hiện có về schizophrenia rốt cục chẳng hề giống gì như vậy cả.

Starbucks là một thương hiệu điên khùng“, tờ BBC bảo thế. Giời ạ, chính là cái tin thương hiệu café nổi tiếng này sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Saigon vào tháng tới khiến tôi càng để ý hơn tới các từ ngữ ám chỉ sức khỏe tâm trí và các rối loạn tâm thần.

Với những đối tượng mắc và gia đình họ, TTPL có sức tàn phá khá ghê gớm. Song thay vì đơn giản sử dụng như vậy, “schizophrenic” (“điên khùng”) thường được dùng hầu như bình thường để chỉ “không nhất quán và nghịch ngược”. Ngoài ví dụ của đài vừa nêu trên, đây là ví dụ điển hình tiếp tục cho thấy có một sự hiểu không chính xác liên tục đã làm mất thể diện, gây tổn thương một nhóm người.

Nhân tiện, tôi không biết tại sao một số cách dùng nọ kia vẫn được duy trì và chấp nhận; chẳng hạn, người trẻ bây giờ rất thích đùa cợt vui vẻ với từ “tự kỷ”.

Cũng nên biết, người ta đang đề nghị xem có nên sử dụng cụm từ “tâm thần phân liệt” (“schizophrenia”) hay không.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top