Em yêu anh nhưng mà…

“Em yêu anh nhưng mà em ghét việc anh vứt bừa bãi mấy đôi tất dưới sàn nhà”; “anh yêu em, song sao em cứ xoắn xuýt bên cạnh mãi thế mà không đi đi để anh được có chút không gian riêng”,…

Thiên hạ bảo, yêu thì không nên kèm theo các điều kiện. Hay là, vẫn cần nhỉ?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả mối tình sâu đậm nhất có thể từng kẹp thêm vài ba ngoại lệ và nó cơ chừng đích thực là một dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh hơn hẳn (dành cho các đôi mới cưới nữa).

Những cặp tân hôn lắm khi chứng tỏ một tình yêu thắm đượm dành cho nhau, chưa nói là họ còn thấy chính mình mô tả người kia với hàng đống các tính từ lạc quan.

Họ có thể nhận ra chuyện biểu tỏ với đối tác “Em yêu anh”, “Anh yêu em”, tuy thế, quá nhiều lạc quan dễ làm hại mối quan hệ; một số đôi si mê thôi rồi có thể dẫn đến tan vỡ.

Vậy, chính xác làm cách nào đây đặng các đôi hết sức lạc quan phơi phới có thể tránh được kết cục chia ly?

Một nghiên cứu do Neff và Karney thực hiện cho biết có nhiều con đường để yêu, và hầu hết kiểu dạng yêu ưa chuộng là tình yêu đồng cảm, từ bi (compassionate love).

Tại sao ư? Lòng từ bi chứng tỏ chúng mình yêu và hiểu nhau (không che giấu khuyết tật, nét xấu). Tính không vị kỷ (selflessness) chỉ ra lòng từ bi sâu sắc. Một người vị tha như vậy luôn đặt nhu cầu của người khác cao hơn bản thân mình. Ngoài ra, một tình yêu từ bi cũng đòi hỏi sự thấu hiểu lẫn nhau; điều này nghĩa là ngay cả khi mình mê thích thiết tha đủ các thể loại nói chung (tỷ dụ, “người yêu của mình là người hết sức đáng yêu luôn í”) thì chúng ta có thể sẽ cảm thấy khó chịu bởi một số thuộc tính riêng của người ấy (chẳng hạn, “chồng mình không bao giờ phụ giúp vợ ủi đồ, là quần áo”).

82 cặp mới cưới đã được đề nghị đánh giá các thuộc tính nói chung và đặc thù. Kết quả tỏ lộ, các cặp thể hiện lòng từ bi nhất thường có xu hướng bao quanh tích cực về các phẩm chất chung của đối tác, song họ đã không thực sự cố gắng làm nổi bật, khuyến khích các thuộc tính cá biệt, đặc thù.

Chấp nhận nó– cảm thấy tốt khi chúng ta mê say da diết, song cũng cần cảm thấy sai sót khi che đậy, bưng bít lỗi lầm.

Nếu mình hay bị mắc kẹt trong giai đoạn “đắm đuối” (adoration) và lờ đi phần còn lại thì khả năng thất vọng về cuộc hôn nhân chắc chắn sẽ nhiều, nhất là một khi mình nắm giữ cái nhìn không thật và thiếu đủ đầy về bạn đời.

Thay vào đấy, nhìn bạn đời với sự tự tôn cao rồi cùng lúc chẳng hề lờ đi những yếu đuối, bất cập của họ. Đây là tình yêu từ bi mà các cặp buộc phải ly dị đã không thèm chú ý tới.

Dĩ nhiên, chúng ta đâu chỉ nói tới duy mỗi một tình yêu đơn giản hoặc thuần túy chăm nom thôi; đúng ra, chúng ta đề cập một tình yêu dựa trên nền tảng hiểu biết đích thực ai đấy (ngay cả những phần làm mình sợ hãi) mà vẫn chưa thôi suy tư, để ý hết mực đến thế giới của họ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top