Trong sự xoắn bện mơ hồ của nỗi sợ hãi và bối rối…

Vụ việc không khó để quy trách nhiệm đầu tàu cho đại học Vinh cũng như dễ dàng nhìn ra rằng nó gắn chặt hết sức sâu xa với vấn đề .

Điều khiến tôi quan tâm khi tình cờ đọc thấy thông tin trên là cảm nhận nguy cơ ác cảm ()– thích lảng tránh những sự mất mát, thiệt thòi để hướng tới của kiếm được, lợi lạc– một khuynh hướng hết sức quyền uy.

Sự kiện này tiếp tục phản ánh tri nhận của giới bác sĩ y khoa về đối tượng bệnh nhân (tiềm năng).

Có nhiều thứ đối với nền y khoa tốt lành hơn là một kỹ thuật viên giỏi giang.

Biết thật rõ ràng cách thức thông tin được trình bày trong các quyết định ngầm sẵn định kiến có thể bổ ích cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân ngõ hầu kiến tạo nên nhiều quyết định hữu lý hơn hẳn.

Tôi cũng khá băn khoăn rằng liệu hiện diện bất kỳ lý do nào khiến người ta không có nguồn năng lượng để lo lắng cho tha nhân? Sở hữu lòng từ bi (compassion) và thấu cảm (empathy) vì con người, chúng sinh đâu đồng nghĩa mình sử dụng nó. Lòng từ bi cũng tựa như tình yêu vậy: càng cho đi nhiều thì mình càng có thêm nhiều để cho đi.

Tâm lý học vốn hay sử dụng rộng rãi với độ tin cậy cao trắc nghiệm Big Five để đánh giá các nét nhân cách căn bản. Nét nhân cách lớn nhất của Big Five là sự tận tâm (conscientiousness). Nghiên cứu chắc chắn và nhất quán cho thấy nét tính cách này là đòi hỏi tối thiểu cho sự thành công trong công việc. Theo đó, người đạt điểm số cao ở nét nhân cách này được tri nhận là đối tượng mang tính kỷ luật bản thân (self-discipline), hành động đầy tinh thần trách nhiệm, mục tiêu hướng tới thành tựu, có óc tổ chức và  đáng tin cậy.

Chúng ta không mong đợi các bác sĩ y khoa cũng là nhà tâm lý học. Song chúng ta có thể kỳ vọng việc tiếp tục giáo dục y tế có thể cung cấp các kỹ năng truyền thông và những sự thấu hiểu tâm lý cần thiết đặng trợ giúp các bác sĩ ngành y trở thành kiểu dạng người mà họ muốn được là…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top