Cùng lên xe bus, chọn chỗ ngồi đi tàu lửa, lái trên đường như chiếm không gian nhà cửa: chủ đề sử dụng phương tiện giao thông

Hôm nọ, nhờ chia sẻ trên fb tôi lục tìm lại được một nguồn dẫn từng dựa vào để viết bài hồi mấy năm trước rằng tai nạn giao thông tựa chỉ báo các tương tác xã hội đang diễn biến xấu đi; nói cách khác, phong cách lái xe là một phương thức có liên quan tới những người điều khiển phương tiện và các tai nạn trên đường được xem là vấn đề xã hội, chứ không đơn thuần chỉ dính dáng duy với chuyện thiết kế đường, năng lực tay lái hoặc độ an toàn mang tính cơ chế vận hành.

Là người đi lại chủ yếu bằng xe bus, dĩ nhiên, ít nhiều tôi ủng hộ việc xã hội khuyến khích thiên hạ cùng dùng phương tiện công cộng này.

Vấn đề cần chú ý ngay từ đầu: những dẫn dụ tài chính không phải là cách duy nhất nhằm động viên người ta gần gũi và thân thiện với môi trường hơn. Theo tác giả Ellen Matthies và cộng sự, nhiều người quan tâm tới môi trường ngay cả khi họ có thói quen gây ra ô nhiễm, và vì thế, một cách tiếp cận khác là mời gọi họ tự cam kết ngõ hầu thay đổi trong hành vi. Nghiên cứu này kiểm tra một chiến lược chĩa đôi gồm mời gọi một cam kết tự nguyện và mặt khác, kết cặp với một khích lệ bẻ gãy thói quen.

297 người đã được tuyển để tiến hành một chuyến đi thường lệ dễ dàng chuyển từ xe ô tô sang leo lên xe bus. Một số nhận vé xe bus miễn phí, trong khi một số khác đã được mô tả về những tác hại môi trường do ô tô gây ra, và được mời gọi cam kết lựa chọn hành vi xanh, gồm việc để ô tô trong gara và sử dụng phương tiện giao thông công cộng suốt hai tuần. Những ai đã nhận vé xe bus miễn phí cũng được mời gọi cam kết thay đổi hành vi. Nhóm đối chứng không có can thiệp gì. Hình thức giám sát là phỏng vấn qua điện thoại trước, trong và sau khi can thiệp triển khai.

Trong ngắn hạn, đối tượng nhận vé xe bus miễn phí lẫn tình nguyện cam kết đều chứng tỏ tăng lên số thành viên cố gắng chuyển từ ô tô sang xe bus, trong đó hiệu quả nhất là số người nhận vé xe bus. Tỷ dụ, 7% cố gắng đi xe bus trước khi nhận vé miễn phí, so với 16,3% sau đó.

Tuy vậy, chung cuộc 26 tuần liên tục theo dõi, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy cả những người tự nguyện cam kết  dùng xe bus và nhận vé miễn phí đa phần tiếp tục tăng lên sự lựa chọn xe bus như phương tiện đi lại căn bản hàng ngày.

Kết luận rút ra, dưới góc độ thực tiễn, không chỉ cái gọi là “đo lường cứng” (như khuyến khích tài chính) có thể được áp dụng để thay đổi hành vi mà các “đo lường mềm” (ví dụ, mong mỏi cam kết thay đổi) nhắm vào chiều kích đạo đức của các hành vi ảnh hưởng môi trường dường như cũng tỏ ra hữu ích ở một số hoàn cảnh nhất định: nếu sự sẵn lòng cam kết cao độ và nếu mong mỏi cam kết đi kèm với một chiến lược làm tan chảy hành vi gây nguy hại cho môi trường.

[Sẽ viết tiếp sau, khi thuận tiện. Mong được cảm thông.]

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top