Cùng lên xe bus, chọn chỗ ngồi đi tàu lửa, lái trên đường như chiếm không gian nhà cửa: chủ đề sử dụng phương tiện giao thông (3)

Hai bài trước đã nói về xe bus và tàu lửa rồi nên giờ bàn chuyện lái chạy trên đường.

Các nhà tâm lý học đã xem xét cách thức người ta nhìn chiếc ô tô như lãnh thổ của mình, với 89 đối tượng kiếm sống bằng nghề lái xe (từ kẻ còn non tơ tới tay chinh chiến kinh nghiệm trên đường) đã tham gia thực nghiệm.

Nhóm nghiên cứu này tiếp nối công trình kinh điển của Irwin Altman về lãnh thổ con người từng tiến hành vào thập niên 70, 80 của thế kỷ trước; theo đó,  định vị rằng lãnh thổ (territory) có thể được nhìn nhận là chính chủ, thứ phát hay công cộng tùy thuộc các yếu tố như thời gian trải qua không gian, tính trọng yếu nó tạo nên đối với cuộc đời ai đó, và cách thức người ta đánh dấu không gian khi họ sử dụng các rào chắn, ký hiệu riêng tư về quyền sở hữu cá nhân.

Các phản hồi từ nhiều người tham gia trong thực nghiệm nêu trên chứng tỏ, họ nhìn xe mình lái như một dạng thức lãnh thổ cơ bản tương tự như lối chúng ta nhìn ngôi nhà mình ở vậy. Tỷ dụ, người ta nói về chiếc xe như một trú ẩn an toàn (“Đôi khi nếu không chạy ra ngoài ngay, tôi chỉ việc chui vào, ngồi ở đó và bật radio lên nghe”), và như một kho chứa các ký ức (“Tôi không muốn tống khứ nó đi bởi vì giá trị về mặt tình cảm gắn bó”), cả hai thứ này đều là các chỉ dấu hàng đầu về lãnh thổ.

Các tay lái cũng mô tả cách họ ghi nhận về chiếc xe, hoặc như dạng tự biểu đạt (“Chiếc xe của tôi dành để tưởng niệm Mark Bolan”) hoặc truyền thông (“Tôi cho rằng một cái nhãn dính là kiểu thức mình đang truyền thông những điều bất đồng vậy”). Hành vi của các lái xe khác trên đường, theo quan điểm cửa hậu hoặc sự cắt dán, cũng thảo luận về một sự xâm lấn không gian.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu còn thổ lộ thêm rằng, các xe bus, tàu lửa và phà qua sông do là những phương tiện giao thông công cộng nên hay được tri nhận là thể hiện mức độ tự chủ, tính riêng tư và bản dạng cá nhân thấp hơn hẳn. Nhiều đối tượng tham gia thực nghiệm tuyên bố là phương tiện giao thông công cộng không chuyên chở đến nơi và đúng lúc họ cần, chẳng mở loại nhạc họ ưa thích muốn nghe, và họ buộc phải ngồi cạnh người họ đâu quen biết chi… Ngược lại, sự thuận tiện và khả năng kiểm soát (bao gồm cả vụ điều khiển loại âm nhạc và đi cùng đám bạn) là các biểu hiện quan trọng của chiếc ô tô.

Giờ thì bạn hiểu tại sao không ít người mải mê dùng các công cụ nghe nhạc MP3, ipod khi di chuyển phương tiện giao thông công cộng: giúp họ tạo dựng nên không gian riêng tư bên trong phương thức công cộng của loại phương tiện họ quen sử dụng.

Như thế, nếu muốn giảm thiểu lượng người sử dụng xe ô tô thì cơ chừng đòi hỏi phải cung ứng cơ sở hạ tầng tương ứng và các thời gian biểu hợp lý cho các phương tiện giao thông thay thế, và quan trọng không kém của vấn đề cần đặt để là các hệ thống giao thông liệu nên được thiết kế hầu chú ý thêm yếu tố phục vụ, đem lại sự giải trí chứ không thuần túy chỉ là phương tiện chuyên chở người ta đi lại chăng.

Ngoái lại hành trình thập niên tròn đi lại bằng phương tiện xe bus ở thủ đô, tôi không khỏi bật cười khi hồi tưởng thi thoảng phải nghe các bản nhạc vàng rên rỉ nỉ non vào đêm hôm vắng khách ngồi xe, hay trong lúc ban trưa nóng nực lại gồng mình chen chúc chật chội mà các bác tài còn tương cả giọng ca hào hùng cách mạng…

Nhân tiện, nếu bạn nào yêu thích văn chương thì đây là dịp để thưởng thức bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật dưới một cách nhìn hoàn toàn khác hẳn.

Chúc mọi người thành tựu và vui vẻ, dù mê tơi sở hữu ô tô cá nhân hay thích đi lại bằng xe bus công cộng nhé!

0 thoughts on “Cùng lên xe bus, chọn chỗ ngồi đi tàu lửa, lái trên đường như chiếm không gian nhà cửa: chủ đề sử dụng phương tiện giao thông (3)”

  1. Langlelamnguoi

    Tình cờ biết ngotoan.com có đề cập đến câu Em hát lên còn nhớ gì trong mắt anh…. Hình như của bài hát saprano tự nhiên xao động lạ. Vì gần 30 năm trước, những gã trai đầu tuổi 20 từng đêm trong sương lạnh và ánh đèn dầu leo lét ôm guitar ngồi bên nhau cất cao tiếng hát, thật trong trẻo vô tư. Thoáng chốc, kẻ còn người mất hoặc biệt tin nhau, ôi thời oanh nay liệt còn đâu. Nếu được vui lòng gửi cho langlelamnguoi lời bài hát này nghen.

    1. Thật cảm động với ký ức một thời của Langlelamnguoi. Thật tiếc, hiện chính tôi cũng chưa tìm lại được bài hát mình đã nhắc đến trong một bài viết có ca từ “Anh hát lên, nhớ gì trong mắt em…”. Nhân tiện, để bảo mật nên tôi đã không hiển thị địa chỉ thư điện tử của Langlelamnguoi. Mong cảm thông.–

Leave a Reply to Langlelamnguoi Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top