J. Soi (12): Tinh tế và ghê tởm

Thật bất ngờ khi theo đường dẫn lọt vào blog mình để rồi khiến tôi đọc thấy mấy dòng tự họa chân dung ấy.

Nhại lối nói thịnh hành “thực ra…” thì hình như chẳng thể hoàn toàn là tình cờ được.

Vì nếu liên tưởng thẩm mỹ tinh tế với cảm giác ghê tởm, tức là nó đã ẩn nấp trong mình lâu lắm và giờ mới có cơ lộ ra thôi.

Xã hội hiện đại có thể quản lý sự ghen ăn tức ở, ganh tỵ và thèm muốn thông qua con đường nghệ thuật. Chúng ta đôi khi cười ngay cả lúc đau khổ, bởi vì việc cười giúp mình thoải mái và bảo vệ ta thoát khỏi sự khó chịu chứ không buộc phải thể hiện ra như thế để ngụy trang, che giấu cảm xúc thực trước bàn dân thiên hạ.

Vậy nên, cùng theo phương cách tương tự nỗi ghê tởm căn bản thủ giữ ranh giới thuộc khía cạnh thể xác, sự ghê tởm liên nhân cách có thể đóng vai trò phục vụ cho các ranh giới văn hóa, nhờ quay mặt, ngoảnh đi khỏi những kẻ không thuộc nhóm của mình, và nêu bật chúng ta là người như thế nào…

Những nét xúc cảm khác thường vốn hay kèm theo điều thuận lợi. Gắn kết quá với sự lo lắng dễ phát hiện ra mối nguy hơn, tỷ dụ như mùi khói trong một căn phòng; kẻ hướng ngoại phát ngôn theo lối khiến họ được tri nhận là đáng tin cậy,… Và ngạc nhiên chưa, đối tượng làm bộ kiểu cách, tởm lợm quá mức lại biểu lộ một năng lực siêu phàm trong việc phát hiện ra những vật bẩn thỉu.

Thay vì sống với phần tốt nhất của những gì khả thể thuộc về loài người, một số chẳng thèm quan tâm vun bồi và phản hồi luân lý đạo đức của anh ta, lờ đi sự ứng xử sao thật công bằng và vô cảm với đồng loại, và dĩ nhiên, không hề nuôi dưỡng cảm nhận tinh tế nhờ các loại hình văn chương, nghệ thuật.

Món quà quý giá đã bị bỏ phí khi mê mải chúi vào sở thích thẩm mỹ của bản thân: sống từng khoảnh khắc hiện tại thì không có khái niệm, phấn khích và lo hãi.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top