Hôm qua, Stanley Karnow, sử gia Hoa Kỳ và tác giả của cuốn sách “Viet Nam: A History” (đại chúng chắc quen biết hơn khi xem trên TV bộ phim tài liệu “Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình”) qua đời.
Thật buồn thêm, ngay tại chính nơi sinh thành đối tượng nghiên cứu của Stanley, cũng vừa ra đi.
Tôi chợt thiển nghĩ, nếu ai chuyên tâm tìm hiểu khía cạnh niềm vui nỗi khổ của thứ dân Việt trên tiến trình cá nhân hóa trong các tác phẩm của vị nhạc sĩ lỗi lạc này, chắc chắn sẽ đem lại ít nhiều lợi lạc chung.
Vượt trên những muộn phiền, khổ đau rất thật và cũng hết sức hư ảo của thân phận người ly loạn, nhạc của Phạm Duy vinh danh thứ ánh sáng siêu tuyệt của ngôn ngữ và sử tính Việt; một kiểu tâm thức vô cùng quen biết, dung dị và mê muội cứ mải miết thuận theo độc lộ ngậm ngùi do mâu thuẫn nội tại buộc ràng phi lý… Điểm uyên áo ấy cơ chừng lại hiển lộ bất ngờ nhất trong loạt bài Tục ca.
Hồi quang riêng chung được phản chiếu tự nhiên khiến đất nước, dân tộc mình càng trở nên buồn đau miên man đồng thời cũng thấm đượm không ít phút giây sáng rỡ; một kiểu nghiệp chướng không thể không thức nhận đủ đầy để rồi cưu mang đặng còn kịp hóa giải nhân duyên tốt đẹp.
Không ai đích thực biết rõ, thấu hiểu tột độ một thứ gì. Dĩ nhiên, phát ngôn vậy, là tôi đang tham dự cuộc trò điêu toa, dối trá và dốt nát; bởi nào hay ho, hữu dụng chi mô hai điều dụ dỗ khá dở hơi: cả sự thích thú đã đặt định, hoàn thành ngay trước sự kiện; lẫn thói không ngừng phân tích dĩ vãng trôi qua…
Dự đoán và nhắm hướng tương lai, chúng ta hay tập trung làm việc dựng xây ý tưởng hoặc hình thành sản phẩm cho ngày sắp tới hơn là vì thời gian hiện tại, hôm nay.
Làm ơn hãy cho tôi biết ai đấy đã từng tiến hành việc gì đó rồi. Hy vọng, nhờ thế, sẽ luôn đi kèm mênh mông ngờ vực và nghi ngại.
Lần nữa, chiêu tuyết tha thiết cho người liệu có phần vận vào bản thân khó cưỡng?
Thiệt tình chưa rõ, song trước mắt, mời thư thái ngồi xem bằng clip.
Cầu chúc ấm êm, tốt lành và hạnh phúc cho tất cả– không cứ gì là người đang sống ngụ cư trên quê hương, ở quốc nội.