Trạng thái loạn thần dưới cái nhìn của Tâm lý học (3)

[Tiếp tục]

Có thể nói rằng, người mắc loạn thần gặp vấn đề hoạt động của thùy não trước trán bị hạn chế.

Từ đây làm nảy sinh câu hỏi: “Liệu loạn thần là nguyên nhân hay hậu quả của hoạt động bị hạn chế của thùy não trước trán?” Có lẽ, câu trả lời là cả hai. Cá nhân mắc loạn thần đặc trưng có lý trí tự thân: “Tôi nghe tiếng nói ở trong đầu. Điều này nghĩa là có ai đó hoặc điều gì đó đang nói trong đầu của tôi.”

Dù khoa học dạy chúng ta rằng không được định kiến về trải nghiệm thể lý và tâm trí bằng cách loại trừ nét khác biệt trên bề mặt giá trị của nó, song loạn thần, bao gồm ảo giác và hoang tưởng, thể hiện của nhiều cá nhân mắc loạn thần cho thấy không thể có ý thức thích đáng, hoặc khó mà am hiểu rốt ráo đầy lý trí.

Năm 1929, Freud tuyên bố: “Cảm nhận về cái tôi hiện tại chỉ là phần dư còn lại của một cái gì rộng lớn hơn– thực sự gộp vào tất cả– cảm nhận tương ứng với một mối dây liên kết thân thiết hơn giữa cái tôi (ego) và thế giới xung quanh.

Trong phạm vi thuộc phẩm chất niềm tin trị liệu, một trải nghiệm thông qua quan hệ với một vị thần, tôn giáo biểu đạt mối liên kết với một vị thần có thể biểu đạt một sự diễn lại trạng thái nguyên thủy đến độ nó tái tạo mối kết nối cộng sinh  mà ý nghĩa báo trước mối quan hệ với đối tượng bà mẹ.

Sự đồ vật hóa (reification) của một mối quan hệ dễ được xem là mục tiêu của mối đồng minh mang tính trị liệu. Tuy vậy, một sự kết nối như thế với nhà trị liệu trong đời sống trưởng thành của một người không phải là sự tái tạo của mối kết nối với Thượng đế, hoặc đối tượng bà mẹ, hoặc bất kỳ một nhân vật mang tính biểu tượng cơ bản nào khác từng được xây dựng trong thuở thiếu thời hoặc tâm trí vô thức.

Người trưởng thành không phải là nguyên khởi bất chấp cái ấy (id) đang bị che lấp. Người trưởng thành sở hữu cái tôi (ego) và một lương năng (conscience) được thiết lập như lẽ phải và cảm nhận về bổn phận đạo đức. Vì các lý do đó, mối quan hệ giữa thân chủ (client) và nhà trị liệu của anh ta (therapist) không đòi hỏi phải kết nối với tôn giáo hoặc tình mẫu tử, cộng sinhvà thân mật quá mức, hoặc một sự cảm nhận hồi quang tất tật nhằm đạt được hiệu quả. Thực tế cho thấy nhu cầu này có thể làm trục trặc chức năng và phản trị liệu.

Phẩm chất bản năng đi kèm với các ảo giác, tuy vậy, trong một vài thực tại có thể được các nhà trị liệu và lâm sàng không loạn thần xem như là trải nghiệm loạn thần.

Cá nhân mắc loạn thần không thể biết lý trí với các ảo giác. Anh ta không thể làm hiện lên trong mình sự đồng cảm, thấu cảm hoặc tội nghiệp. Anh ta không thể vượt thoát khỏi khu vực trong đó chúng trú ngụ, bất kể những ảo giác của người mắc loạn thần xảy đến tại lãnh địa thể xác hoặc tâm trí.

Hơn nữa, như một sự lặp lại định tĩnh và đáng giá, trải nghiệm loạn thần có thể xảy đến như một hiện tượng mà tự thân sự biểu đạt trên mức độ của trải nghiệm bên trong tâm thần đã không thể chịu đựng và chấp nhận nổi trong sự được tri nhận như tính thân mật nội tâm thần.

Các thực tại không thường được đề cập bởi các nhà trị liệu và lâm sàng không loạn thần  thuộc địa hạt của những tưởng tượng, và sự tưởng tượng có thể chỉ là phương tiện duy nhất mà các nhà cá nhân không mắc loạn thần cơ chừng dễ thấu cảm với đối tượng mắc loạn thần.

Các cá nhân mắc loạn thần sống với các trải nghiệm sinh động mà hầu hết thiên hạ có thể thấu hiểu nổi, và nếu người không mắc loạn thần nhận ra sự kiện này, điều ấy có thể giúp cho các cá nhân mắc loạn thần hiểu biết tốt hơn trải nghiệm loạn thần.

Tâm lý trị liệu trong truyền thống nhân loại có thể trợ giúp cho các cá nhân mắc loạn thần, đặc biệt với năng lực truyền đạt sự thấu cảm bởi nhà lâm sàng không loạn thần đối với trạng thái cảm xúc của cá nhân người mắc loạn thần, là kết quả của trạng thái ý thức của anh ta. Trạng thái ý thức này có thể được nhà lâm sàng tri nhận đầy thấu cảm mà không hề tán thành, đối với thế giới quan của cá nhân mắc loạn thần.

Trải nghiệm của cá nhân mắc loạn thần có thể cần được chấp nhận trước tiên, thứ đến là thấu hiểu, rồi sự thử thách sau rốt, nếu đây là điều khả thể của các nhà lâm sàng khi làm việc với người mắc loạn thần.

Cách trị liệu đáng tin cậy nhất cho loạn thần vẫn là dược lý, và hiệu quả của cách điều trị này phải được xem xét hài hòa với thực nghiệm khéo léo trong việc phát hiện thuốc men đúng đắn, hoặc nối kết thuốc men với đặc tính sinh hóa thuộc cá nhân người mắc loạn thần.

Lý thú là, với hầu hết giai đoạn trong đời, các thuốc chống loạn thần (antipsychotic medications) được gọi bằng cụm từ “các loại áo bao bọc trực tiếp tâm thần” song gần đây, các thuốc thế hệ không theo truyền thống mới hơn có năng lực để “tổ chức tâm trí”.

Cũng đáng nói, các cá nhân mắc loạn thần như thế có điểm số xấp xỉ 10. trở lên trong thang điểm IQ tổng quát khi học sử dụng thuốc chống loạn thần thể hiện mới hơn, đối lập với điểm số của những người tham gia thực nghiệm không dùng thuốc.

Trong khi điều này có thể tiếp tục cổ vũ cho việc điều trị người mắc loạn thần thì vấn đề loạn thần vẫn còn là điều vô cùng khó khăn để gỡ bỏ, mà dường như chính là đang cần gỡ bỏ dần tâm trí loạn thần.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top