J. Soi (13): Chuyện ăn chay, ăn mặn

Câu hỏi ‘tại sao quá ít người ăn chay’ tại Việt Nam không rõ sẽ được ai đó quan tâm trả lời ra sao; ngay cả khi số lượng đối tượng chẳng chiếm tỷ lệ bao nhiêu đi nữa, vẫn không thể che lấp sự thật đáng quan tâm hơn nằm ở câu chuyện về động cơ chay, mặn.

Mà khoan, trước hết, thiên hạ sẽ nghĩ họ có quyền thật dễ dãi để cật vấn ngay: tại sao ăn chay?

– Quan tâm về mặt đạo đức sự đối xử đối với động vật

– Các lý do hướng theo yếu tố thuộc môi trường và sức khỏe

– Không thích hoặc ghê tởm mùi thịt tươi, hay do áp lực xã hội từ bạn bè, vợ/ chồng…

Thế rồi, trên diễn trình tranh cãi, soi mói nhau lại tòi ra vấn nạn nhạy cảm: quay lại ăn mặn. Tại sao?

– Sức khỏe suy mòn

– Những điều phiền nhiễu, rắc rối gặp phải và bị bêu riếu về mặt xã hội

– Bị thôi thúc không chống cưỡng lại nổi

– Có sự thay đổi trong cách tư duy mang hơi hướng đạo đức.

Với đa phần mọi người, sự quyến rũ của việc ăn thịt là khó chối cãi và chẳng thể từ bỏ. Có sự giả tạo đậm sắc thái tự nhiên rằng một hành vi như thế là phải lẽ, tất yếu và tự nhiên thôi.

Thực tế đời sống nhân loại chứng thực, câu chuyện còn vượt xa thói quen thọ dụng thực phẩm vì nó luôn mang hơi hướng tâm linh, tôn giáo.

Vũ khí, cũng như thuốc độc, có khả năng gây chết/ giết người. Vì thế, kẻ buôn bán vũ khí (thương mại) cơ chừng đã lựa chọn phương thức sống sai trái. Tại sao ư? Mục đích chính của họ, đích thị mục đích duy nhất của họ là giết chóc. Các tay  giao dịch, buôn bán ấy giữ vị trí trung tâm trong hệ thống mắt xích có thể dẫn đưa tới ai đó bị giết chết, ngay cả tự thân anh ta không giết bất kỳ ai cả.

A, kẻ sản xuất vũ khí; – B, buôn bán vũ khí, và – C, người tậu hàng và bắn giết.

Bây giờ, nếu đảo ngược trình tự này và áp dụng nó đối với việc ăn thịt thì chắc chắn ta sẽ có cùng kết luận tương tự như sắp vẽ ra sau đây:

– C, ăn thịt; – B, bán thịt; – A, kẻ giết mổ và làm thịt.

Tạm thời dừng ở đây; thế đọc xong rồi, quý vị nghĩ sao?

0 thoughts on “J. Soi (13): Chuyện ăn chay, ăn mặn”

  1. xahara: chào chú, có những người xung quanh họ luôn tỏ thái độ khó chịu thậm chí đến gay gắt với người ăn chay, họ không có khái niệm ăn chay, nhìn những người ăn chay như sinh vật lạ….. Rất vui được chia sẻ với chú.

    1. Xin cho Trọng được góp ý ! Người ăn chay như thuyền đi nước ngược ! Như cá khác bầy dù vẫn là cùng loài cá ! Do thói quen ăn mặn từ nhỏ nên sự hình thành về tính cách là rất lớn. Bên cạnh đó, xã hội càng phát triển không có nghĩa là xã hội càng đi lên, vẫn có thể đang đi xuống. Vì vậy sự hiểu biết, ngoài cách nhận định đúng sai mà còn phải thực tập thử để chiêm nghiệm thực tế như thế nào !

      1. Hình như lê trọng muốn bày tỏ hai ý: việc ăn chay chưa chắc là việc đúng đắn, và mọi chuyện giá trị còn tùy thuộc ở chính sự trải nghiệm qua tu tập?–

        1. Dạ thưa không phải ! Ý của lê trọng là việc ăn chay thường bị nhiều người chỉ trích do sự nhận định của họ thường có nhiều sự phân biệt. Ăn chay làm cho cơ thể thanh nhẹ, nên rất khuyến khích mọi người. Nhưng bên cạnh đó còn tùy thuộc vào khế cơ của mọi người và đôi khi do thệ nguyện của từng người. Thường thì lúc đầu ăn chay nếu Tâm không vững, chí không bền thì dễ bị thay đổi ! Lê Trọng có đôi lời chia sẻ, nếu có sự bày tỏ làm hiểu sai ý kính mong mọi người bỏ qua ! Lê Trọng chân thành cảm ơn !

  2. xahara: chào chú, có vài người xung quanh họ không thích người ăn chay, họ khuyên ran đủ điều đừng nên ăn chay, thậm chí họ có thái độ khó chịu đến gay gắt đối với người ăn chay, có những người họ không có khái niệm ăn chay, họ nhìn người ăn chay như sinh vật lạ đó… cháu đã gặp những trường hợp như vậy. Rất vui được chia sẻ với chú.
    Gần đây Saigon có xu hướng ăn chay, nhà hàng chay mọc lên như nấm, các món chay đa dạng ngon miệng lắm chú, đặc biệt thu hút giới trẻ, họ thích ăn để đổi khẩu vị là chính. Chú có dịp vào SG nhớ ghé ăn nhé. 🙂

    1. Cám ơn đã chia sẻ tâm tình. Vấn đề đáng quan tâm, với tư cách người đang ăn chay, cô Xaharahuang bình luận như thế nào trước lập luận về sự quay trở lại ‘đời thường’; đặc biệt, theo góc nhìn cá nhân của người đi chùa thì liệu đâu là tiêu chí để giải quyết cho vụ tranh cãi giữa chay-mặn ngay trong chính cộng đồng người đang tu tập Phật giáo?–

      1. dạ, cháu thấy vài người bạn cháu họ ăn chay mười mấy năm khi họ quay lại ăn mặn cũng lắm điều khó khăn, hệ tiêu hóa không quen, dị ứng, có bạn bị sảy thai nữa, cháu nghĩ nếu ăn mặn trở lại phải có thời gian thích ứng hơi lâu đó. Việc ăn chay một cách khoa học rất quan trọng, tự cháu không rành nấu nếu có ai nấu đầy đủ chất dinh dưỡng thì ăn chay trường quá dễ dàng. Người ăn chay rất ít bệnh nhưng bệnh đến thì khó chữa hơn, do máu loãng hơn người ăn mặn. về vụ tranh cãi thì cháu chỉ cười cho qua chuyện chứ cháu không nói gì thêm với mọi người cả.

        1. Nhiều chi tiết cụ thể thú vị ghê; có điều, cách Xaharahuang diễn đạt tạo cảm giác như thể việc quay lại ăn mặn đã gây nên nhiều điều xui rủi; không rõ động cơ nào khiến họ từ bỏ chế độ ăn đã thiết lập một thời gian dài như vậy? Và trên tinh thần cởi mở, liệu có thể nêu ngắn gọn thế nào là “ăn chay một cách khoa học”?–

  3. Nguyễn Đức Anh

    Về chuyện ăn chay, ăn mặn, ĐA cũng có đôi điều muốn chia sẻ. Thứ nhất, về bản thân, mình là người ăn mặn, có thời gian ăn chay kiểu nửa mùa (ăn trứng gà, vịt chứ không ăn thịt, cá) độ gần 3 tháng. Trong những ngày tháng đó thì mẹ cũng phản đối vì cho rằng ăn như thế thì suy dinh dưỡng mất… Mình thấy vấn đề chính mà mọi người ít khi nghĩ đến việc ăn chay là vì họ cho rằng: Không thể có đủ năng lượng được nếu không ăn các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Trên thực tế với nền thực phẩm nghiêng về chế độ ăn mặn đúng là khó khăn để tạo ra bữa ăn thực vật đủ năng lượng. Nó đòi hỏi chúng ta cần có sự thay đổi về cả cách thức sản xuất nông nghiệp để gia tăng nhiều sản phẩm thực vật có giá trị dinh dưỡng cũng như dễ dàng để mua bán trao đổi… Khi mình ăn mặn, mình rất ít khi nghĩ đến nguồn gốc của nó (tức là không hề tưởng tượng gì đến cảnh giết mổ đẫm máu) – đơn giản mình chỉ coi đó là cái cung cấp cho mình năng lượng, chứ thử nghĩ đến cảnh đó thôi, thì khỏi muốn ăn thịt. Mình ủng hộ việc ăn chay – lý do nằm ở việc cũng dễ thấy thôi, không gây cái chết cho loài khác, và đảm bảo sức khỏe hơn (mình tin là ăn chay đúng cách tốt hơn ăn mặn – kể cả khi ăn mặn cân đối). Mình nghĩ, đa số mọi người cũng đủ xúc cảm để hiểu rằng việc ăn mặn là cách cư xử không hay với động vật, nhưng thói quen ăn uống và thị trường thực phẩm mất cân đối nhanh chóng nhấn chìm ý tưởng mong manh của việc ăn chay…Và phải thực sự quyết tâm người ta mới ăn chay trường được… Nếu mình có con, và khi nó đến tuổi phải ăn các thực phẩm ngoài, nếu không ai chỉ ra cách đảm bảo dinh dưỡng ở chế độ ăn chay, thì mặc lòng, mình cũng phải cho phép đứa con ăn mặn mà thôi.

    1. Chào bạn Anh, mình đoán chừng bạn yêu thương động vật lắm nhỉ. Bạn ạ, thai phụ nếu biết chế biến món chay đầy đủ dinh dưỡng thì khi sinh em bé vẫn khỏe vẫn thông minh bình thường. Vấn đề là mang thai mệt rồi có người nấu cho ăn thì tuyệt cú mèo. :). Rất vui chia sẻ cùng bạn.
      Xahara nghĩ vầy đa phần những người ăn chay ngã mặn như bốn điều mà chú Toàn đã nêu ở trên còn có một nguyên nhân nữa là người ăn chay không hiểu được giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm chay, và không biết cách chế biến, cung cấp không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết… chỉ chừng đó thôi sẽ khó duy trì được việc ăn chay lâu dài. Hiểu được những điều này cũng tạm gọi là ‘ăn chay khoa học’ đó chú Toàn ạ. Xahara ăn chay một mình nên lắm lúc làm biếng xào có một món rau ăn từ sáng tới chiều, mãi sau này x. mới hiểu mình ăn vậy là không tốt, nhờ sự hướng dẫn của sư phụ x. biết sơ sơ cách chế biến món ăn cho phong phú hơn. Ăn mặn lại không phải xui rủi đâu chú mà chỉ hơi khó khăn tý thôi. Bạn cháu vì sau này lập gia đình nên ăn mặn, có bạn thì theo trào lưu ăn chay, hết trào lưu rồi hết ăn…. Mà x. hay đi bụi đời, muốn có bữa ăn chay ngon lành khó lắm, không phải nơi nào mình đến cũng có tiệm ăn chay đôi lúc cũng tùy duyên. mới kể món ăn chay vặt ở Hà Nội x. thích nhất là bún đậu ăn chung với muối tiêu quất, x. có nhiều kỉ niệm vui với món này lắm.
      Tổng chào hi hi hi

  4. Nếu muốn ăn chay thì theo quan điểm cá nhân, ĐA cảm thấy điều quan trọng nhất là tạo ra sự liên lạc về cái đau đớn của các loài động vật bị giết thịt. ĐA cũng thấy yếu tố lợi lạc về sức khỏe Không phải là động lực cốt yếu để ăn chay, bởi vì nó không quá rõ ràng.

    1. Wow, nếu Nguyễn Đức Anh nói như thế thì có vẻ cô Xaharahuang cần tăng cường độ thuyết phục trong lập luận nữa chăng?–

    2. xahara: hi, Đức Anh, x. hỏi tý vậy ý câu trên của Đức Anh ‘vậy thực vật không bị đau đớn’ có thể hiểu như vậy được không?
      Ban đâu x. ăn chay cũng không có vì một động lực nào đặc biệt, sau này thì x. thấy thương động vật nên ăn, rồi mãi sau này nữa x. cũng thấy thực vật nữa, nhưng đang lấn cấn nghĩ thử vậy nên ăn gì đây? nan giải quá hả?
      Chay – mặn tranh cãi xưa chừ chưa hồi kết thúc, trao đổi vui vui thôi nhé, nhức óc quá. câu này nhiều người nói với x. nè, sống đúng với TÂM là được hiiiii

      1. Thực vật cũng biết đau chứ ạ. Nhưng ĐA nghĩ có sự khác biệt về cấp độ. Sự đau đớn của động vật là lớn hơn, và ở khía cạnh khác, chúng ta có thể ăn nhiều loài thực vật mà không làm chết nó, như chúng ta ăn quả ổi, ta đâu có làm cây ổi bị chết, hay tổn thương ghê gớm… Nhưng tuyệt nhiên là, nếu bảo phải đẩy sự tránh tổn thương đến mức tối đa thì ta đành phải chờ đến giải pháp tạo thực phẩm an toàn – ngon lành từ chất vô cơ… Trong khi đợi giải pháp đó, chúng ta chỉ còn cách là giảm tổn thương – chứ không hoàn hảo được – ĐA nghĩ chị Xahara cũng nghĩ vậy.

        Ngoài lề tí chút: ĐA chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc khi đập chết con muỗi vo ve đang chực hút máu mình.

        1. thôi thì mình tôn trọng những gì mình ăn hen.
          còn chuyện con muỗi chích x. thì x. đập nhẹ cho nó đủ ngất đi thôi để cảnh cáo sau này đừng có chích x. đó. Ngồi chung với bạn bè x. rất ít bị muỗi chích, vậy là x. nghĩ muỗi hiểu chuyện đó. ĐA thử cảnh cáo bọn muỗi xem.

          1. ờ, nhân nhắc cái vụ tôn trọng những gì mình ăn.

            cũng chính cái bạn dù rất yêu động vật nhưng không ăn chay được vì “nhìn cục thịt má nấu thấy thèm quá.”, sau này, bạn ấy cũng kết luận giống vậy: tôn trọng những gì mình ăn, lấy vừa đủ, ăn hết và không phí phạm. Ăn vốn để cơ thể có đủ năng lượng duy trì các hoạt động chứ không vì phủ phê phè phỡn.

            mình nghĩ đó cũng là một thái độ vừa thoải mái vừa đúng đắn.


            cái vụ con muỗi, sao không chét soffel để em ấy tự né mình, xỉu cũng mệt chứ bộ.

          2. Rất ủng hộ ý kiến của bạn hubapipi – tôn trọng những gì mình ăn, lấy vừa đủ, ăn hết và không phí phạm. Mình xin nói thêm một chút về thái độ trong khi ăn uống nữa – mà mình thì rất hay mắc lỗi này, chẳng hạn trong khi ăn thì nghĩ miên man những chuyện học hành công việc, hoặc cười nói quá đà – nó làm cho mình mất cảm giác ngon, mà tiêu hóa cũng chẳng tốt được…Mình cũng đang khắc phục cái này dần dần.

            Về vụ con muỗi, lấy tay xua đi thì không hiệu quả với mấy em gan lỳ này đâu, giải pháp soffel rất hay – có thể mình sẽ thử. Nhưng dù gì mình cũng không hối tiếc vì mấy em muỗi chết dưới tay mình, mấy em đã chọn cách sai để sống.

        1. Letrong !
          Theo mình Sống đúng với Tâm thì chữ Tâm ở đây mình hiểu là chân lý đó. Rất vui được trao đổi cùng Letrong. 🙂

          1. “xaharahuang”. Câu trả lời của bạn rất hay ! Vậy vì sao bạn cho rằng Tâm là chân lý ?

          2. Lê Trọng cứ gọi mình là xara được rồi cho đỡ nhọc công gõ chữ, cảm ơn lời khen nha. Hình như có chút gì đó mơ hồ hen, vậy Lê Trọng nghĩ sao đã?

          3. Sự hằng hữu đời đời luôn là Chân lý ! Nhưng Tâm chúng ta thường xuyên thay đổi chỉ nằm trong phạm vi Cực Động và Cực Tịnh, nên cái chính theo mình nghĩ, sống đúng với Tâm phải là sống đúng qui luật, không trái luân thường, tùy duyên bất biến, đúng lúc và đúng cách ! Cái mình nói cũng chỉ diễn giãi theo lời nói của bạn mà thôi ! Câu trả lời của bạn rất ngắn gọn nhưng hàm ý trong chữ Chân Lý là rất nhiều ! Thật ra xét về góc cạnh sáng là như vậy, và ở góc cạnh tối cũng như vậy ! Chân lý là cái luôn đúng và chân lý chứa đựng cả tối lẩn sáng ! Chân lý là vô cùng tận đấy bạn ! Bạn cho mình hỏi là bạn là Nam hay Nữ và bạn chắc nhiều tuổi hơn mình rồi đúng ? Mình hỏi cũng để tiện xưng hô cho đúng đó bạn !

          4. Lê Trọng!
            cầm tinh Hổ Nữ 1986 nha. uhm, vậy giờ quán triệt thân, khẩu, ý là ok hen, nghĩ tốt, nói hay, hành thiện, hướng chân lý :). Trong đạo Phật giữ năm giới là tự nhiên Sống đúng với tâm, ngoài xã hội theo luật pháp mà hành cũng tự nhiên Sống đúng với tâm :).

  5. góp vài chuyện vui
    – về “Bị thôi thúc không chống cưỡng lại nổi”
    con có người bạn, bạn đó rất thương động vật, thương dữ dằn luôn. Có lần đi ăn chay chung, bạn đó tâm sự “cũng muốn ăn chay như mấy bạn, nhưng mỗi lần nhìn miếng thịt ngon ngon má nấu là cầm lòng không nổi, hết ăn chay được” 🙂

    – còn việc mà khuyên “thôi đừng ăn chay nữa”, nhiều người con gặp tới giờ, thường là khuyên như vậy chỉ vì thành ý tốt, lo lắng cho sức khỏe của người ă.chay.
    Nhớ có lần, con với X đi chơi, tới góc núi nọ, giữa khuya rồi. Vợ chồngi cô chú chủ quán biết ăn chay, nấu cho gói mì chay. Ăn xong, hai cô chú ngồi khuyên… tới qua ngày hôm sau (1h) rằng là không tốt cho sức khỏe, coi chừng học ngu :”>. Một tháng ăn vài bữa thôi…

    Mệt nhưng cũng ráng thức nghe, tại dễ thương 🙂

    phần con, con không bận tâm chuyện chay mặn, cái gì đẹp thì ăn thôi, ví dụ như trứng đẹp, rau đẹp 🙂
    nhưng lâu lâu rảnh, con cũng hay ngồi nghĩ, với những người quan niệm ăn chay = không sát sinh thì thiệt ra, cây cỏ cũng có sinh ra, trưởng thành và chết đi. Như vậy ăn cây cỏ (với quan niệm) đó, thì cũng đâu có được!

    nhưng nghĩ chơi thôi, lúc rảnh, chứ để cái vụ đó bận tâm thì phải nghỉ ăn luôn, nguy mất!

  6. Theo Lê Trọng, thực vật có đau đớn chứ ! Những biểu hiện của thực vật khi đau đớn đó là sự chảy nước trên thân, héo tàn trên là, đổi màu sắc,…

  7. Lê Trọng cũng rất mong được trao đổi những hiểu biết và sự thay đổi về Tâm thông qua địa chỉ email : letrong9077@yahoo.com.vn. Đôi khi Lê Trọng chỉ kiểm tra thự qua mail và thời gian cũng ít ! Lê Trọng chân thành cảm ơn !

Leave a Reply to Nguyễn Đức Anh Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top