Hiểu rõ bản thân ngõ hầu ta tự giúp mình tốt hơn

Suy tư đáng giá về loại sách tự giúp mình (self-help) đặt vấn đề rằng làm thế nào việc tự giúp mình tiến hành được nếu chúng ta không thấu hiểu đầy đủ về ‘cái tôi’: tâm trí đích thực là gì, bản chất của nhân cách và tính nết, ta là ai, mình là cái gì, cách thức chúng ta thao tác trên đời.

Có rất nhiều điều về bộ não (và mở rộng ra, tâm trí) chúng ta không hề hay biết. Khó mà giải thích trọn vẹn tại sao một số đối tượng chống chọi với chuyện nghiện ma túy chẳng hạn, lại từ bỏ thành công và sau đó không thèm muốn nữa, trong khi người khác– mặc dù được nâng đỡ với tình thương yêu và hồi phục và thay đổi nọ kia–  tái phạm liên tục.

Chúng ta cũng chẳng dễ giải thích tại sao, khi đối diện với bữa ăn chứa 1.000 calorie hoăc gói thuốc lá hay rượu bia hết sức quyến rũ song chúng ta thi thoảng đã vượt thắng được và vào những thời điểm khác lại bó tay, quy hàng.

Xung năng hướng tới sự tự phá hủy là gì mà dai dẳng thế, ngay cả khi mình biết rằng điều gì đó là xấu xa đối với bản thân? Điều chi thôi thúc hành vi chúng ta tại “điểm tới hạn” khi chúng ta quá dễ dàng đi tới quyết định này khác, làm hại hoặc đem lại lợi lạc?

Một sự thật cần nắm vững là bộ não luôn khát thèm trạng thái tương tự. Nó cảm thấy ổn thỏa với một số phương thức của suy tư và thói quen, và nó chống kháng lại sự thay đổi. Thậm chí, còn có một kiểu dạng nhàn hạ trong hành vi, ý nghĩa và cảm xúc phá hoại kéo dài dây dưa; chúng là thực tế của ta, và ở một số trường hợp, chúng cảm thấy đúng đắn khi đích thị chúng thật kinh khủng.

Nhiều khi hoạt động của não bộ vượt trên nhận thức của chúng ta. Năm này sang năm khác, các dòng suy tư chảy tràn ròng rã theo các mẫu hình quen thuộc; các khái niệm và những phân loại gắn chặt và đóng cứng ngay từ những khoảnh khắc khá sớm đầu đời. Lúc cần cầu đến những gì đã biết và điều vẫn thường thực hiện, bộ não không buộc phải nhọc công, dùng quá nhiều sức lực.

Vậy, điều gì thôi thúc chúng ta thay đổi?

Riêng mỗi chuyện biết mình nên thay đổi là không đủ. Chúng ta có thể tiêu hàng tiếng đồng hồ đọc sách hoặc tìm kiếm tùm lum trên mạng lưới điểm toàn cầu (internet), nơi mình sẽ phát hiện hàng đống thông tin và vô vàn ý tưởng để trầm ngâm suy tưởng. Một số kiến thức trong đó có thể cần thiết để cải thiện đời sống chúng ta. Song nó không đủ đầy; chưa nói, việc đọc bất tận có thể đóng vai trò như một chiến thuật kéo dài lần lữa (đọc tiếp trang điện tử kế tiếp, và lướt qua xong, và tránh khỏi phải làm bất kỳ điều gì).

Những gì cần khởi sự nhằm điều hướng mạnh mẽ các suy tư khỏi lắm kênh rạch dọc ngang quen thói lâu nay?

Ngay cả, nếu bạn nhiệt tình kể cho tôi nghe rằng đó là điều cần thiết để các thói quen mới lấn át, áp đặt lên các thói quen cũ– và tuần tự, các thói quen mới, rất hy vọng các thói quen lành mạnh hơn sẽ khởi phát gần như tự nhiên– nơi hành động khai tâm ban sơ của ý chí nào sẽ cho phép bản thân mình bước đầu kiểm nghiệm các đáp ứng và suy tư một cách tự động?

Tại sao điều này lại kiên định ghê gớm trong một vài trường hợp, khi đương đầu thậm chí với việc cứ lặp đi lặp lại thất bại, và tại sao nó đã chết hẳn ở những người khác?

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top