Khi mình bị mắc cúm…

Mấy ngày nay, đi xe bus đã thấy số người khúc khắc ho tăng lên thấy rõ; nhìn nét mặt họ bơ phờ, mỏi mệt… Cậu bạn đang mắc cúm còn bảo chẳng thiết ăn uống, cả ngày chỉ dùng mỗi bữa mà cũng chẳng thấy đói; một cậu khác thì ca cẩm, quặt quẹo…

Nếu đang khốn khổ vì trạng thái căng thẳng sụt sịt hơi nhếch nhác này, mình biết rằng các triệu chứng cúm có thể bao gồm cơn đau nhức khá dữ dội, sốt, mất năng lượng và không thấy ngon miệng.

Song liệu mình đã hay rằng cúm có thể cũng dính tới tâm trạng xộc xệch, gàn dở?

Nghiên cứu của đại học Vanderbilt tin là trầm cảm có thể được khởi sự bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta khi nó nỗ lực đánh bại cảm cúm.

Hệ thống miễn dịch phóng thích các hóa chất gọi là cytokines nhằm trợ giúp chống lại cơn khó chịu. Tin buồn là trong khi cytokines đương đầu với cảm cúm thì chúng cũng làm giảm mức độ serotonines khiến dẫn đến trầm cảm.

Các lý do khiến mình xuống tinh thần khác còn thẳng thắn hơn nữa. Cúm xuất hiện mà không hề báo trước, khiến mình bị áp đảo và thường nảy sinh cảm giác bơ vơ… Mình không kiểm soát được khi nào thì nó chấm dứt. Giam hãm bản thân trong nhà, mình tách biệt khỏi công đồng bạn bè và những người thương yêu. Mình có thể cảm thấy tội lỗi vì bỏ lỡ công việc dang dở và bị tụt lại chuyện học hành ở trường.

Rồi còn có cả cảm giác những người khác không đối xử với mình một cách nghiêm túc. Rốt ráo, mình thường ươn người hoặc nhạt miệng nhạt mồm. Chẳng thiết ăn uống gì làm mình cảm thấy yếu và mất tầm kiểm soát. Không ngi ngờ chi nữa, mình cảm thấy trầm cảm khi mình bị cúm!

Cho dẫu tình hình khá nặng nề thì tin vui là vẫn có đôi điều mình nên tiến hành để cảm thấy thoải mái hơn chút.

  • Kiểm soát những gì mình có thể và mặc kệ các thứ còn lại… Mình phải chấp nhận sự kiện rằng mình phải nghỉ ở nhà và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi cơ chừng là chuyện chẳng hợp thời tí nào vào thế kỷ 21 này. Trái với suy tư thông thường, các nhà tâm lý học biết rằng chấp nhận những gì mình không thể kiểm soát thì sẽ đem lại cảm giác mình đích thực kiểm soát nhiều hơn.
  • Nhắm vào những gì mình có thể kiểm soát. Mình có thể kiểm soát khi mình dùng đủ protein (ngay cả lúc không thấy thiếu nó), duy trì tình trạng vệ sinh sạch sẽ và nghỉ ngơi nghiêm túc nếu thấy mệt mỏi. Các điều này là căn bản giúp mình thấy khỏe khoắn hơn. Khi nhận ra nhiều kiểm soát hơn, mình sẽ bớt đi cảm giác trầm uất.
  • Duy trì sự kết nối với gia đình và bạn bè. Cảm cúm có thể làm mình cảm thấy cô độc và tách biệt. Tiếp chạm với bạn bè và gia đình bằng tin nhắn, thư điện tử (hoặc facebook, vì nó tốn ít năng lượng so với việc gọi điện thoại). Hãy để họ biết là mình cần giúp đỡ lo chợ búa, mua thuốc hoặc các việc vặt này kia.
  • Cho chính bản thân một sự nghỉ dưỡng ngắn. Nghĩ tới cảm cúm không phải là một gánh nặng, song nó là cơ hội, hoặc lý do bào chữa, để đích thị gỡ bỏ điều cản trở mình thoải mái, vui vẻ. Khi cho phép bản thân được nằm nghỉ, mình có thể thực sự thưởng thức sự tĩnh lặng.

Nếu không cảm thấy khá hơn, hãy đến bác sĩ để được thăm khám. Thông lệ, hầu hết mọi người khỏe lên trong vòng 5-7 ngày. Khi đã tuân thủ chỉ định của bác sĩ mà vẫn không thấy thuyên giảm, hoặc chẳng thấy thoải mái hơn, thậm chí bắt đầu tồi tệ hơn nữa thì cần liên lạc ngay với bác sĩ.

Cảm cúm không phải là thứ trải nghiệm hứng thú, ở một vài trường hợp, nó có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe thể lý nghiêm trọng. Nếu mình cảm thấy buồn bã, u sầu, đầy tâm trạng hoặc trầm uất thì cần biết rằng nó có thể là thứ trải nghiệm  mà cơ thể và tâm trí mình ứng xử để chống lại cơn bệnh dai dẳng này.

Mình sẽ cảm thấy vui vẻ hơn về mặt cảm xúc khi thân xác mình được chữa lành trạng thái ho khúc khắc, khỏi hỉ mũi, hắt hơi liên tục hoặc mất hẳn cơn nhức đầu, ớn lạnh…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top