Cho một chiều Chủ Nhật liêu xiêu

Một lỗi lầm thông thường về sự nhận thức (consciousness) là hiểu lầm nó (trong các chuyện thế tục) như một số động cơ để lái được chiếc xe ô tô, hoặc (trong các chuyện tôn giáo) như tâm hồn hoặc cái tôi thường trực duy trì tuyệt không hề thay đổi và tự động, bất chấp những sự chuyển biến trong thể thức hữu hình.

Cả hai sự hiểu (nhầm) đều có một giả định về điều gì đó thực tế, sự thật được gìn giữ y nguyên trong thời gian và không gian. Đức Phật dạy rằng nhận thức khởi lên không thể nằm ngoài các điều kiện; chẳng có sự hiện diện của các điều kiện ấy thì chẳng có nhận thức vậy.

Nhận thức phụ thuộc vào hình dạng, các cảm xúc, tri giác, và xung năng [tất cả chúng đi cùng nhau gọi là ngũ uẩn] do sự khởi lên của nó và chúng không hề tồn tại hết sức độc lập được.

Nói cách khác, không có sự độc lập của nhận thức của vấn đề tâm trí/ thân xác [nama-rupa], hệ thống tâm- sinh lý chúng ta đang nhắc tới. Theo lời dạy của Đức Phật, đây là yếu tính của chức năng quan sát. Biểu tượng là một đám mây: đám mây dường như là kết quả của các điều kiện không khí song không tồn tại độc lập; sự xuất hiện và biến mất của nó hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện…

Lý thuyết tâm hồn tự nó diễn xuất theo nhiều cách trong các tôn giáo độc thần và đa thần giáo, song cuộc cách mạng của đạo Phật trong nền văn hóa đặc thù, riêng có thì khám phá vấn đề của cái tôi và không hề tìm biết bất kỳ nội dung tồn tại nào khác.

Rất nhiều hiểu nhầm, lầm lạc to lớn đã xảy đến trong việc diễn dịch lời dạy của Đức Phật về “anatta” (phi ngã), song điều quan trọng là lưu ý rằng trong khi Đức Phật chỉ ra sự thiếu vắng một sự tồn tại căn cốt, Ngài không chối bỏ, phủ nhận một nhân cách hiện tồn [thay đổi và do đó không có thật].

Như thế, mọi vật tồn tại dù chúng không thật [không đổi và thực tế]. Với Đức Phật, cá nhân hoặc nhân cách là sự cố kết của ngũ uẩn [skandhas].

Vậy nên, tất cả mọi khổ đau khởi đi từ quan niệm hướng tâm của cái tôi (self-centredness); và do đó, tất cả mọi giải pháp khởi đi từ quan niệm lòng vị tha, luôn nghĩ đến người khác.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top