Bốn nhà tư tưởng định hình ngành Tâm lý học

Với vô vàn các cá nhân nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng rộng lớn và đích thực sáng giá đủ để khó khăn lựa chọn ra 4 con người tạo nên dấu ấn khó phai mờ cho khoa học Tâm lý. Đó có thể là sự vinh danh các nhà tư tưởng như Pavlov, Bandura, Zimbardo, v.v… là các vị đóng góp vĩ đại cho chuyên ngành này.

Ở đây, chỉ tập trung mô tả trước tác mang tính nền tảng của Sigmund Freud, Carl Rogers, B.F. Skinner, và Carl Jung.

Sigmund Freud

Làm thế nào mình lên danh sách các bậc thầy tâm lý gia xuất sắc mà lại không nêu tên Sigmund Freud?

Để lại sức tác động mạnh mẽ không thể chối cãi, Freud, vốn là nhà thần kinh học người Áo, sống từ 1856 tới 1939. Ông được biết đến như là người đặt nền móng cho Phân tâm học (psychoanalysis) và đã phát triển các lý thuyết căn bản về tâm trí vô thức (unsconcious mind).

Theo Freud, các nhân cách của chúng ta được cấu thành gồm 3 phần: cái ấy (the id), cái tôi (the ego), và cái siêu tôi (the superego) điều hướng các hành động và ứng xử của chúng ta.

Freud cũng phát triển các lý thuyết liên quan tới tự do liên tưởng (free association), sự tồn tại của libido, chuyển dịch (transference), đè nén (repression), và các giấc mơ (dreams) và tâm trí vô thức.

Freud xuất bản tác phẩm nổi tiếng “Giải mộng” (“The Interpretation of Dreams”) vào tháng 11.1899, và người ta còn biết đến Freud bởi các ý tưởng về sự phát triển tâm tính dục (psychosexual development).

Các lý thuyết của Freud tạo dấu ấn khủng khiếp cho ngành Tâm lý học như chúng ta biết đến nó ngày nay, và bởi vì ông, chúng ta nghe nói đến rồi sử dụng các thuật ngữ “sự nhỡ lời Freud” (Freudian slip), “đè nén”, và “chối bỏ” trong các cuộc trao đổi, trò chuyện hàng ngày.

Carl Rogers

Nhà tham vấn nổi tiếng người Mỹ này (8.1.1902- 4.2.1987) là một ông tổ của cách tiếp cận Nhân văn trong lĩnh vực Tâm lý học. Ông tin rằng cái tôi (self) thì bao gồm giá trị bản thân (self-worth), hình ảnh bản thân (self-image) và cái tôi lý tưởng (ideal self), và rằng con người ta có thể thích đáng hoặc thiếu thích đáng (uncongruence) phụ thuộc vào cách thức các khía cạnh này cân bằng với thực tế.

Carl Rogers cũng rất quan tâm tới quan niệm bản thân (self-concept) và ông tin rằng con người được thúc đẩy hướng tới sự tự hiện thực hóa bản thân (self-actualize), hoàn mãn tiềm năng và đạt tới các mức độ cao của giá trị bản thân. Ông cũng tin rằng, để con người sống với tiềm năng của họ, môi trường phải cung cấp sự chân thành (genuineness), chấp nhận (acceptance), và thấu cảm (empathy).

B. F. Skinner

Burrhus Frederic Skinner, vốn hay được biết đến dưới danh xưng B.F. Skinner, sinh 20.3.1904 và mất 18.8.1990. Ông là nhà hành vi (behaviorist), nhà tâm lý học, nhà phát minh, tác giả và triết gia xã hội.

Skinner tạo nên kiểu nghiên cứu thực nghiệm tâm lý học nổi tiếng về phân tích thực nghiệm hành vi. Ông đã phát triển cái gọi là “cái hộp Skinner”, dạng buồng điều kiện hóa thao tác (operant conditioning), rồi dùng nó cùng các công cụ và kỹ thuật khác để nghiên cứu hành vi con người và cách thức mà nó được định hình bởi các củng cố (reinforcement) tích cực và tiêu cực.

Skinner không biện hộ cho việc dùng trừng phạt để thay đổi hành vi con người mà thay vào đó, ông ủng hộ ý tưởng dùng các củng cố tích cực và tiêu cực như một phương thức hiệu quả hơn hẳn nhằm kiểm soát cũng như sắp đặt hành vi người ta.

Skinner nổi tiếng bởi các kỹ thuật điểu chỉnh tâm lý hành vi và nhiều lý thuyết của ông vẫn còn hiện diện trong tâm lý hiện đại ngày nay.

Carl Jung

Carl Jung (1875-1961) vốn là bạn bè đích thực của Sigmund Freud.

Jung trình bày đầy lôi cuốn về tâm trí vô thức chẳng kém gì Freud, song về sau chính ông lại tỏ ra nghi ngờ và chống kháng với không ít các lý thuyết do Freud tạo ra.

Jung thiết lập lý thuyết về tâm lý học phân tích (analytical psychology) và ông tin rằng tâm thần con người ta (human psyche) được tạo bảo ba thành phần: cái tôi (ego), cái vô thức cá nhân (personal unconscious), và vô thức tập thể (collective unconscious).

Jung tin vô thức tập thể là sự gộp của tất cả trải nghiệm và kiến thức của toàn bộ giống người. Jung phát triển các khái niệm hướng nội (introversion) và hướng ngoại (extraversion) vẫn còn tồn tại ổn thỏa cho tới hôm nay, và lời khuyên của Jung khi trợ giúp một đối tượng đương đầu với nghiện rượu đã dẫn tới chương trình nổi tiếng AA (Alcoholics Anonymous).

0 thoughts on “Bốn nhà tư tưởng định hình ngành Tâm lý học”

  1. Tất Đạt

    Anh có tác phẩm nào của Carl Jung không? Tôi đang tim nhưng vẫn chưa thấy. Mong anh có thể giúp đỡ!

    1. Xin lỗi vì hồi âm muộn, bạn Tất Đạt. Bạn đã tìm những đâu rồi, và đang cần cuốn gì; cho tôi biết yêu cầu chính xác hơn đặng tôi thử xem sao nhé. Có một cuốn khá hay, dễ đọc và rất căn bản để khởi sự hành trình khám phá này là Jung Thực Sự Đã Nói Gì ?. (Email: tamngatangam@gmail.com)–

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top