Mình đã đóng cửa sổ chưa?

Bước chân ra khỏi nhà một đoạn, tôi tự hỏi không chắc mình đã đóng cửa sổ cứ mở ngỏ hầu như suốt bốn mùa chưa nhỉ.

Khi cảm thấy không an toàn, tôi quay về kiểm tra. Và wow, đã đóng.

Khi rời nó lần nữa, tôi lại băn khoăn vì tôi cơ chừng chẳng nhớ nổi… Tôi buộc phải đóng nó, rằng tôi tuyệt đối đảm bảo rằng ở đó không có điều gì khác xảy đến, và nó cứ mở ngỏ thế lâu nay.

Tại sao tôi không chắc chắn khi cửa sổ đã đóng rồi?

Tôi ắt hẳn mơ ngủ lúc đi đóng cửa sổ, tự thân mình đóng nó song lại đóng nó thiếu tỉnh thức, đóng cửa sổ bằng sự vận chuyển tự động theo thói quen.

Không, tôi không trỏ thẳng ý là mình mộng du song ở đây yếu tính cơ chừng mang cái gì tương tự.

Khi chúng ta vượt băng qua các “nghi thức” của đời sống trong một thể cách cơ chế máy móc mà thiếu vắng sự hiện diện của tâm trí, thật là tốt lành như lúc đang mộng du vậy. Nhiều ví dụ quá chừng rõ ràng hơn chuyện kiểm tra cửa ngỏ và bình gas!

Hết sức hiển nhiên, tôi đã ở đó để đóng cửa sổ, hoặc có thể tôi chưa đóng nó, dẫu khi đang đóng cửa sổ thì sự tỉnh thức (mindfulness) của tôi không hiện diện trong khoảnh khắc ấy– đó là lý do giải thích tại sao khoảnh khắc đang đóng cửa sổ đã không được đăng ký vào ký ức ở trạng thái nhận thức muộn màng.

Quay lại kiểm tra cửa số đích thị là vòng tròn vi tế không đáng của sự tái sinh. Chúng ta tái sinh, từ đời này sang đời khác trong Luân hồi (Samsara) cực kỳ rõ ràng, bởi vì chúng ta thiếu vắng tỉnh thức trong việc ý thức và xác nhận các bài học sống, chết ở đời. Nhiều cơ hội đã bị bỏ lỡ, lãng quên. Bởi vậy, chúng ta bị thôi thúc quay trở lại nhằm học lần nữa cách thức để bẻ gãy hoàn toàn khỏi Luân hồi.

Bất kể chúng ta có bị chẩn đoán mắc OCD (Rối loạn Ám ảnh Cưỡng bức: Obsessive Compulsive Disorder) hay không, tái sinh đã là OCD của chúng ta! Tỉnh thức đích thị là sự chữa lành, điều trị cho căn bệnh của thói quen đủ thứ lực lượng thôi thúc lặp lại vô nghĩa.

Chúng ta cần huấn luyện tâm trí mình để nó sắc bén, tinh nhạy hơn, với sự tỉnh thức và trực giác lớn lao hơn– không chỉ bởi để lão luyện Pháp (Dharma) mà còn tinh thông các vấn đề thông thường hàng ngày nữa.

Thực tế, tuyệt nào có sự chia tách hay phân biệt gì, vì Pháp là sự áp dụng hết sức chính xác trong đời sống hàng ngày.

Điều này bao gồm các đồ, mớ vặt vãnh như đóng cửa sổ và khóa cửa phòng!

Tỉnh thức có thể được huấn luyện mang tính hệ thống thông qua các thực hành thiền định (meditation). Thậm chí thực hiện cầu kinh đúng đắn là một dạng thiền định. Lần nữa, ngay tập trung cao độ tâm trí mình ngõ hầu nhìn thấy sâu xa và cảm nhận một cái tay nắm cửa sổ có thể mang tính thiền định.

Không có sự chia tách hoàn toàn giữa Pháp và Luân hồi. Tất cả Pháp chúng ta nhất thiết lão luyện thì nằm trong sự hỗn độn, rối rắm của Luân hồi.

Mình đã đóng cửa sổ chưa?

0 thoughts on “Mình đã đóng cửa sổ chưa?”

  1. con không hiểu Pháp là gì, và luyện tập như thế nào.
    trước giờ cũng nghĩ là mình (tại khoảng thời gian này trở về trước) chắc sẽ khó thực hành thiền định, tĩnh tâm vì còn mông lung và rối bời.

    nhưng đọc đến đoạn cuối thì thấy dễ hơn chút rồi. 🙂

    1. Pháp (Dhamma) là một từ mang nhiều nghĩa phức tạp. Nôm na, nghĩa trong bài là “sự thật”, “thực tế” hoặc “cách thức mọi chuyện, điều như nó vốn là”. Cám ơn hupapipi vì đã kiên nhẫn và tự mình phát hiện điều muốn biết.–

  2. chia sẻ thêm, con là trùm trong cái vụ vướng mắc “mình đã đóng cửa/rút điện/vặn vòi nước/bấm khóa… rồi, hay chưa.

    1. Thiệt tình, nhân vật xưng tôi trong bài không giống chút gì với tác giả ngoài đời; đó chỉ là kiểu viết giả định nhằm minh họa ý tưởng cần chuyển tải thôi. Ồ, nghe kể vậy thì hubapipi chắc phải chịu đựng lắm thứ… Khổ thân cô gái đa đoan, tham công tiếc việc.–

      1. ai mà chẳng phải chịu đựng một điều gì đó 😉
        còn vụ đa đoan, khổ thân… thì con hổng thấy vậy.
        nói chung việc lăn tăn đóng cửa hay chưa cũng chỉ là lăn tăn vậy thôi, đó là cái cảm giác khi rời khỏi cái cửa.

        chứ thực ra thì chẳng có hậu quả nghiêm trọng gì vì thực ra sẽ luôn nhớ đóng cửa.

        cái này con đang mô tả trạng thái ‘không bình thường’ của mình nên nó hơi lòng vòng, lằng nhằng. ^^

        mà con lại thấy nó ngộ ngộ, vui vui, chứ cũng không thấy khổ mấy. 😀

        1. Ừ, ghê rứa; đúng là chỉ có mỗi mình mình biết rõ, một mình mình mới hay… Tôi tự thấy hồi nãy hơi chủ quan, đôi chút vội vã nên ý tứ chưa thật nghiêm cẩn. Cảm thông.–

Leave a Reply to N.T Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top