Tiếp tục duy trì mối quan hệ không lành mạnh: tại sao lại thế?

Khi nghe thắc mắc rằng tại sao một số người nhận ra mình thật khó khăn để rời xa một mối quan hệ không lành mạnh, rằng tại sao thiên hạ lại làm thế thì cá nhân tôi cũng cảm thấy chẳng dễ dàng gì để có ngay câu trả lời thỏa mãn sâu xa đối tượng đặt vấn đề.

Nói ngay, quả là có vô số lý do khả thể khiến ai đó gìn giữ và thậm chí phòng vệ, cho (các) mối quan hệ dường như rất thiếu thích đáng hoặc rõ ràng đang tụt xuống sự tồi tệ kia.

Có lẽ mối quan hệ ấy khởi sự với nhiều vô cùng điều tích cực và lợi ích song dần dà trở nên tiêu cực hẳn đi. Người ta không thể dừng chuyện lượng định cái giá phí tổn tương đối phải trả và các lợi lạc thu được từ mối quan hệ khi nó tồn tại đến hôm nay, bởi vì họ từng thiết lập quan hệ một thời gian dài rồi.

Hoặc, có thể người ta cảm thấy một số mong đợi, kỳ vọng không biểu tỏ thành lời để trở thành người trong cuộc, do bởi đối tác làm cùng cơ quan hay từng chia sẻ bạn bè quen biết, v.v…

Lý do hiển nhiên khiến một người có thể duy trì mối quan hệ tồi tệ hơn là tích cực nằm ở việc có một lịch sử hay sự đầu tư trong quan hệ. Việc quen biết một người khác, và được quen biết, đòi hỏi thời gian và các nguồn lực cảm xúc.

Người ta thường có khuynh hướng vinh danh cái mà thuật ngữ tâm lý học gọi là “các chi phí chìm ngầm“. Để bước ra khỏi một mối quan hệ khi người ta đã đầu tư bao nhiêu thứ có thể là sự lãng phí, và như thể thời gian và năng lượng tiêu pha, dành vun vén cho nó hóa ra “tất cả hoặc chẳng còn gì” nữa cả.

Một cá nhân có thể còn duy trì một mối quan hệ bất mãn hoặc không lành mạnh bởi vì họ đích thị nhận được các nhu cầu thỏa mãn nhờ quan hệ đó, dù điều ấy có thể tuyệt chẳng hiển nhiên chút nào đối với những ai đứng bên ngoài hoặc thậm chí, ngay cả với chính cá nhân có liên quan.

Tỷ dụ, một số người dường như tăng thêm lòng tự tôn của bản thân do chính mình đang bao bọc bởi những kẻ thấp kém hơn– theo nhiều cách thức mang tính quan trọng– đối với bản dạng riêng có của người đó.

Vì vậy, duy trì một mối quan hệ với người ít nhiều kém lý tưởng có thể khiến đối tác– qua so sánh– cảm thấy bản thân thật tốt đẹp. Ở mức độ tối thiểu nhất, người ta nhận được tuyên xưng cho trạng thái mình là “bạn tốt hơn hẳn’ trong quan hệ.

Bàn đến bản dạng, mệnh giá (identity) và lòng tự tôn (self-esteem), lý thuyết chứng thực vai trò cho thấy rằng, chúng ta được thôi thúc kiếm tìm và duy trì các mối quan hệ phản ánh rồi củng cố những gì chúng ta nghĩ về chính bản thân mình và về người khác.

Thế nên, đôi khi người ta duy trì các mối quan hệ hết sức khách quan là chẳng “tốt đẹp” chút gì, bởi vì cách thức người khác đối xử với cá nhân xác nhận những gì cá nhân ấy nghĩ về họ. Đến lượt mình, là sự xác nhận quan điểm của chính họ về kẻ kia.

Nếu một cá nhân tin tưởng rằng người đời nói chung là ích kỷ, thiếu quan tâm và không chắc chắn thì việc có quan hệ với loại người đó không chỉ dường như thật hợp lý (sau rốt, đấy là cách mọi người đời vẫn vậy) mà còn xác nhận thế giới quan của người đó nữa (và người ta rất thích nghĩ mình đúng).

Ở đây, không dự tính nêu ra danh sách dài dằng dặc các lý do người ta duy trì các mối quan hệ mà cơ chừng tiêu cực hẳn hoi từ cái nhìn của người quan sát bên ngoài. Tuy vậy, các khả thể bên trên nhấn mạnh một số cách thức lý giải những gì người ta “nhận được” từ (các) mối quan hệ chừng mực đủ tốt đẹp vượt lên hẳn cái sự rõ ràng và hữu lý. Ôi, người ơi, đời ơi!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top