Chẳng sợ hãi cũng chẳng đeo bám theo sự thất bại

Có một câu nói khá hữu ích dành cho người thực hành: “Đặt xuống ngay, đừng mải duy trì vô vàn các ý nghĩ. Hãy áp dụng đi”.

Hàng đống ý tưởng là những sự làm phân tán, tạo nên sự quan tâm ngẫu hứng và chẳng liên quan đến vấn đề đang bàn tới.

Việc thực hành thuộc phương pháp vun bồi.

Khi tâm trí mình lang thang sang với đủ thứ bận tâm lung tung thì hãy đặt chúng xuống lập tức lúc nhận ra chúng vừa xuất hiện.

Song liệu mình nên đối xử phương pháp tương tự cách như một suy tư đang lang thang– đặt nó xuống khi thấy sự xuất hiện của nó? Không. Từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác, hãy đặt xuống các suy tư không dính dáng rồi quay trở lại tâm trí mình với phương pháp thực hành.

Khi một học viên được hỏi “Cậu có bao nhiêu ý nghĩ ngoại lai?”, chàng ta trả lời rằng, “Không quá nhiều đâu ạ.” Vị thầy nói, “Tôi cá là mình biết rõ một điều nằm trong số đó. Cậu không ngừng nghĩ về bạn gái suốt ngày, đúng không?”  Người học trò cãi liền, “Dựa vào đâu mà thầy lại nói thế?”. Sau đợt tu tập, cậu ta đáp, “Kỳ thực, lúc đầu con không hề nghĩ tới bạn gái. Song khi thầy nhắc tới, con đã chẳng ngừng được việc nghĩ tới cô ấy.” Nghe vậy, vị thầy bảo rằng cậu ta không thấy thấu suốt vấn đề của chính mình. Cậu ta có thể cho rằng tâm trí mình không vương vấn gì về cô bạn gái, song cậu ta vẫn còn bận tâm.

Khả năng là mình cố gắng đặt xuống các mối bận tâm xa lạ, ngoại lai song lại chẳng thể làm được. Mỗi lần mình đặt xuống, nó lại quay trở về. Điều ấy khiến mình ức chế, bực bội. Mình tự bảo mình rằng, “Đặt nó xuống. Đặt nó xuống.” Đúng hơn, chẳng đáng bận tâm lắm nếu mình không đặt nó xuống được.

Nếu cuối cùng mình đạt đến việc thuyết phục cho chính bản thân rằng “Chẳng sao cả nếu mình không thể đặt nó xuống” thì rồi mình sẽ đặt nó xuống được.

Mình không nên sợ hãi sự thất bại. Cũng không nhất thiết phải ôm choàng nó. Mình có thể rút ra nhận xét rằng việc tu tập thì đang không tốt đẹp lắm– thân xác mình khó chịu, tâm trí mình xáo động. Mình không đủ khả năng kiểm soát bản thân. Mình đã không có những sự chuẩn bị thích hợp…

Vậy tại sao mình không quên điều ấy đi và để ngày mai rồi tính? Có thể mình sẽ thử lại vào lần tới. Gì gì, đừng thua cuộc với thái độ đầu hàng này. “Một trăm con chim trên cây không đáng giá bằng một con chim trong lòng bàn tay.” Nếu bỏ mặc con chim ấy để chăm nom, chú tâm tới một trăm con chim thì rốt cục, mình chẳng có con chim nào cả.

Ngay cả khi mình cảm thấy thiếu sự chuẩn bị chu đáo và phải hứng chịu thất bại, hiện diện ngay ở đây vẫn còn ban tặng cho mình một cơ hội quý giá để thực hành.

Ác cảm với sự thất bại, người ta sẽ không cố gắng; đeo bám theo sự thất bại, người ta cũng sẽ không thử lại.

0 thoughts on “Chẳng sợ hãi cũng chẳng đeo bám theo sự thất bại”

  1. “Một trăm con chim trên cây không đáng giá bằng một con chim trong lòng bàn tay.” – Câu này trong bài viết có sắc thái ý nghĩa thiền quán, song cũng nghe như “Nghịch lý Ellsberg“. Một quyết định kinh doanh tốt (cũng như mang thiền tính) phải chăng là: chắc chắn bên trong cá nhân nhưng khác biệt bên trong đám đông?

    1. À, hình như đó là một câu ngạn ngữ Trung Hoa. Nhận định của bạn Lục sắc sảo ghê, và vô hình trung, đã đề cập tới một vấn đề rất hấp dẫn của tâm lý học cũng như tác động mạnh mẽ tới chuyện kinh doanh là việc ra quyết định; đây vốn thuộc thứ đôi khi được tiến hành hết sức vô thức, lắm lúc lại cứ viền quanh rồi rào giậu đầy thống khổ, và thực sự nó rất dễ bị ảnh hưởng thông qua các tiến trình tâm thần như định kiến, tư duy, cảm xúc và trí nhớ.–

      1. Ah – thâm ý của em (trả lời cho câu hỏi) là người đời “khẩu phật tâm xà” (nói theo Phật thì dễ, but biết như Phật thì khó). Nhân chuyện “Nghịch lý Ellsberg” (đã dẫn) mà so sánh, châm biếm chút về chính trị-kinh doanh (ví dụ về “thị trường” vàng Việt Nam hiện nay): thông tin để ra quyết định mua bán được chủ động điều tiết không phải bởi nhân dân =))

  2. À, hình như đó là một câu ngạn ngữ Trung Hoa. Nhận định của bạn Lục sắc sảo ghê, và vô hình trung, đã đề cập tới một vấn đề rất hấp dẫn của tâm lý học cũng như tác động mạnh mẽ tới chuyện kinh doanh là việc ra quyết định; đây vốn thuộc thứ đôi khi được tiến hành hết sức vô thức, lắm lúc lại cứ viền quanh rồi rào giậu đầy thống khổ, và thực sự nó rất dễ bị ảnh hưởng thông qua các tiến trình tâm thần như định kiến, tư duy, cảm xúc và trí nhớ.–

    1. Ah – thâm ý của em (trả lời cho câu hỏi) là người đời “khẩu phật tâm xà” (nói theo Phật thì dễ, but biết như Phật thì khó). Nhân chuyện “Nghịch lý Ellsberg” (đã dẫn) mà so sánh, châm biếm chút về chính trị-kinh doanh (ví dụ về “thị trường” vàng Việt Nam hiện nay): thông tin để ra quyết định mua bán được chủ động điều tiết không phải bởi nhân dân =))

Leave a Reply to N.T Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top