Tái sinh theo cái nhìn Phật giáo

Hôm nọ, có bạn thắc mắc về vấn đề tái sinh.

Nói về vụ này, trước hết cần biết rằng các Phật tử xem đời sống (jiva) như một tiến trình của sự nhận thức chuyển vận thông qua một sự nối tiếp của các thân xác, trạng thái chết chỉ là một sự kiện tức thời đối với tiến trình này. Hiện tượng ấy đôi khi được gọi là “chuyển vận từ dạ con tới dạ con” hoặc chính xác hơn, tái sinh. Về sau các triết gia đạo Phật giải thích tái sinh thật phức tạp và chi tiết nhỏ nhặt: dự tính lúc sắp cận kề cái chết, khoảnh khắc suy tư cuối cùng, sự tái kết nối, dòng chảy bên dưới sự tồn tại, v.v…

Dù đức Phật lưu ý đủ đầy về sự tái sinh song những gì ngài nói về tiến trình tái sinh? Câu trả lời là “không quá nhiều”. Đức Phật xem chết xảy ra khi các hoạt động tâm thần, lời nói và thân xác ngừng nghỉ, khi sinh khí và nhiệt năng hết cạn, và khi ý thức thoát khỏi thân xác đủ để nó trở nên lơ lửng. Ý thức “vận động hướng lên trên” rồi “đi xuống” vào trong dạ con, ví dụ các bà mẹ trứng mới thụ tinh, tìm thấy ‘một nơi chốn nghỉ ngơi’. Giả định rằng các mô tả ‘lên’, ‘xuống” chỉ mang tính ẩn dụ.

Một số trường phái Phật giáo dạy rằng sau khi chết, ý thức lơ lửng trong trạng thái trung ấm một khoảng thời gian trước khi được sinh ra lần nữa. Một số trường phái khác, như Nguyên Thủy, khẳng định tái sinh xảy đến ngay trong những khoảnh khắc ý thức thoát khỏi thân xác. Đức Phật xác quyết có một quãng dừng nghỉ giữa chết và tái sinh; ngài nói về tình huống “khi ai đó đặt nằm xuống (ví dụ, chết) song còn chưa được tái sinh”; trong một số dịp khác, ngài nói về người đạt được Niết Bàn “không ở đây, không ở đó, và không ở trung gian”…

Khi ý thức quá độ giữa một đời sống và đời sống kế tiếp thì nó được diễn tả là gandhabba, và đức Phật nói rằng cái gandhabba này được hiện diện cho sự thai nghén xảy ra. Với hầu hết mọi người, toàn bộ tiến trình giữa sống và đích thực tái sinh là vô thức (asampajana), mặc dù một vài cá nhân rất tâm linh có thể duy trì ý thức đủ đầy suốt thời kỳ quá độ.

Vấn đề về tính chính xác của điểm ý thức được tìm thấy “một nơi chốn nghỉ ngơi” trong trứng đã thụ tinh hoặc phôi thai liệu có thể xem là một sinh thể mới chưa rõ ràng là vấn đề đáng quan tâm, bởi nó dính dáng với cuộc tranh luận phá thai. Điều chắc chắn, các Phật tử sớm nhất đã xem phá thai là sai trái.

Ngày nay, các xuất bản phẩm mang tính thần trí và Thời đại Mới đầy ắp người tuyên bố họ có khả năng nhớ lại các đời đã qua. Hầu hết các tuyên xưng kiểu đó là hoang tưởng, đậm đặc sự tưởng tượng hoặc ám thị.

Nghiên cứu các bệnh nhân trải qua cái gọi là “trị liệu đời sống quá khứ” bởi các nhà nghiên cứu như Nicholas Spanos chẳng hạn, cho thấy các “ký ức” của họ không hoàn toàn là ký ức. Một trong các trường hợp hay nhất tạo nên sự ngờ vực về các ký ức đời dĩ vãng là cuốn sách của Ian Wilson. Các phát hiện của ông đủ khiến cho một người khách quan ngờ vực vô cùng hiện tượng này. Ngay cả hiện tượng cho rằng các ký ức dồn nén khỏi đời sống hiện tại thì không được chấp nhận trong tâm lý học chính thống và là đối tượng bị chỉ trích gay gắt. Điều đó không có nghĩa phủ nhận sự tái sinh mà nó khuyến cáo chúng ta về niềm tin đặt để đối với mỗi một tuyên bố về ký ức đời sống đã qua.

Trong các nước truyền thống đạo Phật mà đặc biệt nhất là ở Sri Lanka, trẻ nhỏ thường thu hút sự chú ý của công luận sau khi tuyên bố chúng có thể nhớ lại tiền kiếp của mình. Một số tuyên bố như vậy được nghiên cứu cẩn thận bởi giáo sư Ian Stevenson của đại học Virginia. Không dễ đọc chút nào, nghiên cứu của giáo sư Stevenson đạt mức cao về sự tín nhiệm và khách quan.

Theo đạo Phật, ngay trước khi đạt được giác ngộ, một số cá nhân có trải nghiệm gọi là hiểu biết về các tiền kiếp (pubbe nivasanussati). Suốt trải nghiệm này, các ký ức sống động và chi tiết của những tiền kiếp người ta lóe sáng trong tâm trí họ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top