Khi ta 40: Một minh họa khủng hoảng tuổi trung niên

Một chút xíu vui tươi ngoài lề trước khi xem xét một trường hợp cần tham vấn tâm lý. Rằng, nghiên cứu cho thấy đàn ông khốn khổ nhất ở độ tuổi 35-44; và đôi khi, quả là ấn tượng nếu mình vẫn còn trai tân ở độ tuổi “tứ thập”

Nhân vật Y, 42 tuổi, trong câu chuyện sắp bàn ở đây không thực sự hiểu cơn cớ chi mà chị X vợ anh lại khó chịu đến vậy, dù chị ấy nghĩ rằng chồng mình đang trải qua “khủng hoảng tuổi trung niên“.

Dưới đây sẽ tóm tắt ý chính các phiên tham vấn; và để cho gọn câu chữ, nhà tham vấn được gọi tắt là “C”.

Phiên tham vấn đầu tiên

Trong phiên đầu tiên, “C” tập trung vào việc thiết lập một sự hiểu biết rõ ràng về sự trình bày các mối quan tâm, trước khi bàn tính và trao đổi dài hơi hơn nhiều chuyện sâu xa cùng thân chủ.

Y vô cùng khó khăn lúc cố giải thích các chi tiết liên quan tới tình huống hiện tại và tại sao vợ mình dường như quan tâm Y thái quá thế.

Căn bản, anh không nhìn nhận nhiều về một vấn đề nào và đơn giản chỉ muốn cố gắng làm điều gì đó mới mẻ, bởi vì anh cảm thấy buồn chán và bồn chồn. “Điều ấy đâu có nghĩa là tôi đang lung tung, ngoại tình cơ chứ”, anh khẳng định.

Từ lần đầu tiên này, “C” có khả năng rút ra thông tin nền tảng hữu ích và bắt đầu xây dựng mối quan hệ hòa hợp và tin tưởng hết sức cần thiết thêm nữa với Y khi anh hoàn toàn ngờ vực các lợi lạc của chuyện tham vấn.

Thông tin chủ yếu về trường hợp

Y thuộc nét nhân cách kiểu A, với các nhu cầu từ trung bình tới mạnh mẽ cho việc tự nhận thức bản thân.

Anh kết hôn đã 19 năm và cho đến gần đây vẫn thấy mình có một mối quan hệ hạnh phúc với vợ là X.

“Dĩ nhiên, chúng tôi có chuyện này chuyện nọ giống như mọi cặp vợ chồng khác thôi”, Y giải thích, “song vượt qua mọi thứ, rốt cục vẫn ổn thỏa cả”.

Y nhận thấy không dễ để mô tả xích mích ở đây là gì và tuyên bố đơn giản là “X tin là tôi đang bỏ bê, thiếu trách nhiệm với gia đình và cô ấy nói rằng tôi dường như xa cách cũng như có vẻ thiếu quan tâm đến cô ấy và mấy đứa con trai”.

Y có hai con trai, B (13 tuổi) và M (15). Y mô tả hai cậu con trai nói chung là ngoan, biết tự phát huy lấy sở thích riêng và anh cảm thấy chúng không cần đến anh nhiều nữa. Anh tin là chúng thích đàn đúm với bọn bạn cùng trang lứa hơn là “lão bố già”. Cậu trai đầu M gần đây tự đưa mình vào việc khá phiền lụy, bỏ học một vài ngày, tạo xích mích với bạn học khi đến lớp và còn vài lần bị bắt vì tội ăn cắp đồ trong cửa hàng. Y giảm nhẹ hành vi này như “chuyện vặt trẻ con” và nghĩ rằng vợ anh đã phản ứng thái quá. Anh chỉ cho rằng “Rồi M sẽ bỏ qua và lớn lên thôi”.

Khi “C” khuyến khích Y thảo luận tình huống với M nhiều hơn, Y tuyên bố là anh có nhiều điều quan trọng hơn để phải lo nghĩ. Rồi anh giải thích rằng mình làm nghề bán thịt và chăm nom một cửa hàng bán đồ ăn sẵn. Công việc đang bị chậm lụt lại, anh e ngại các cửa hàng lớn ở khu vực anh sống đang gây khó cho việc làm ăn của mình. Y không thảo luận các bận tâm tài chính với vợ hoặc những bất mãn trong việc cảm thấy mình không bao giờ đạt tới được ước mơ cháy bỏng là mở rộng quy mô cửa hàng thêm vài cái nữa ở khu vực xung quanh. Anh đã dự tính nhượng lại cửa hàng và đang nghĩ chuyện đưa gia đình rời khỏi thành phố.

Y tiếp tục giải thích khi cô vợ X phát hiện anh đang tìm người mua cửa hàng, cô X điên tiết bởi không hiểu tại sao chồng đầu tiên là không thèm bàn bạc gì với mình, thứ nữa đấy là tiền dành dụm, tích lũy của cô trong việc chung lưng góp vốn cùng Y để mở cửa hàng lúc mới khởi sự, ngoài ra cô nhớ là anh Y trước đây luôn hỏi ý kiến cô mỗi khi quyết định những chuyện hệ trọng.

“C” minh bạch cùng Y rằng đây đích thị là điều đúng đắn, rằng trong quá khứ cả hai vợ chồng cùng thảo luận nhiều quyết định quan trọng và đi đến một sự thỏa thuận. Y hồi đáp, “vâng, đúng thế thật”.

Vài tuần sau chuyện cãi nhau với vợ, Y bắt đầu thu mình với gia đình nhiều hơn nhằm hy vọng tránh gây ra xung đột thêm, anh lu bu với các chi tiết cuối cùng cho việc bán lại cửa hàng (Y đi đến quyết định này, bất chấp sự phản đối quyết liệt của chị X) và sắp xếp các kế hoạch dự trù khác. Y không thấy hành vi lảng tránh như vậy đích thực chỉ tạo xung đột hơn thôi và đơn giản khẳng khái rằng “X sẽ bàn tới bàn lui tùm lum khi cô ấy biết ý định này”. Chị X đe dọa ly dị Y và tuyên bố sẽ không để yên cho chuyện anh Y muốn lôi bọn trẻ khỏi bạn bè ở trường và gia đình.

Y ôm ấp ý nghĩ rằng có lẽ đời sẽ đơn giản hơn nếu anh làm nó một mình, thoát khỏi mọi trách nhiệm liên quan và tiến hành những gì mình muốn thực hiện. “Đâu đã quá muộn”, anh nói, “Tôi hãy còn trẻ đủ để sung sướng bản thân”. Tuy vậy, Y biết rằng anh vẫn yêu thương vợ lắm và một sự ly dị sẽ dễ làm anh cảm thấy nó như một sự thất bại khủng khiếp hơn.

Hiển nhiên, “C” thấy khá rõ lượng căng thẳng tinh thần mà Y trải qua và sự kiện anh không chia sẻ những nỗi sợ hãi, lo lắng với bất kỳ ai càng làm tăng thêm cảm giác anh phải chịu đựng.

Kết luận cho phiên làm việc đầu tiên, “C” khởi động một vài kỹ thuật thư giãn với Y mà anh có thể triển khai được liền ngõ hầu giúp anh thuyên giảm một vài triệu chứng stress.

Cũng rõ ràng là Y cần truyền thông với vợ và hai cậu con trai, tuy thế, “C” sẽ định thử dạy cho anh một số kỹ năng truyền thông hiệu quả trong phiên trị liệu tiếp theo. Lý do là vì khi Y bắt đầu giao tiếp với vợ, chuyện đấy nên thể hiện tính tích cực hơn là gây đổ vỡ.

Trong khi chờ đợi, tạm thời “C” khuyến khích Y dành nhiều thời gian hơn cùng gia đình thay vì tạo sự xa cách với họ. Điều ấy không buộc phải là chuyện gì quá ghê gớm, “C” giải thích, đơn giản chỉ như chuyện xem TV cùng hai cậu con trai hoặc chơi bóng khi chúng rời trường về nhà, thậm chí, hỏi han X về một ngày làm việc sẽ cho gia đình thấy là anh quan tâm đến họ.

Xuyên phiên trị liệu thứ hai, “C” tập trung vào việc dạy Y một số kỹ năng truyền thông hiệu quả. “C” bắt đầu giúp Y chuyển tải các suy tư và cảm xúc của bản thân mà không phóng chiếu sự chế nhạo hoặc đổ lỗi, để lắng nghe thật cởi mở và không ngắt lời, và quan trọng nhất, “C” giúp Y bắt đầu hiểu ra rằng mọi chuyện ổn thỏa lúc anh biểu đạt các mối bận tâm và những bất an chất chứa trong lòng.

Với Y, các ý tưởng mới mẻ này là sự thay đổi mà anh buộc phải làm quen đúng lúc do nó trái ngược với sự học hỏi trước đây anh biết. Y giải thích, anh không muốn thảo luận mọi thứ với vợ vì anh cảm thấy nó như là một sự thất bại. Bố anh từng dạy anh rằng một người đàn ông thì không được tỏ ra bất kỳ dấu hiệu nào của sự yếu đuối, nếu không người ta sẽ đánh mất sự tôn trọng mình. “C” nhận thấy thái độ này cần thiết phải xem xét kỹ càng khi nó là một trong các nguyên nhân ẩn bên dưới lý giải cho các khó khăn mà anh Y gặp phải lúc giao tiếp với vợ, con của anh.

Y e ngại nói chuyện với vợ mình, và cơ chừng sự giao tiếp khó khăn là một trong những nguyên nhân gây rắc rối cho đời sống hôn nhân. “C” dành một số thời gian để thảo luận với Y cách thức truyền thông có thể cải thiện mối quan hệ và rằng, nói về những nỗi sợ hãi, lo lắng có thể đích thực làm tăng thêm sự thân mật vợ chồng. Thông tin mới này giúp Y nhìn thấy chuyện truyền thông được nâng lên thì có thể giúp san bằng các trục trặc giữa họ với nhau.

“C” đã giúp Y tạo nên sự quyết đoán với chính bản thân anh khi Y bắt đầu thấy mình quay lại lối suy nghĩ cũ là “nói chẳng có tác dụng gì sất và anh tự chịu trách nhiệm cho mọi chuyện rắc rối mình gây ra”. Thay vì thế, Y có thể nói với chính mình rằng “Tôi là một người truyền thông hiệu quả” hoặc/ và “Mình thoải mái chia sẻ các suy tư và cảm xúc với vợ, con mình”.

Sau đấy, Y thổ lộ rằng những quyết đoán đó làm anh thấy dễ hơn khi nói chuyện với chị X và hai cậu con trai, anh cũng cho biết là sự căng thẳng của mình khi ở nhà giảm hẳn.

“C” đưa ra những lời nâng đỡ và ngợi khen. Củng cố là chuyện cực kỳ quan trọng đặng đạt được sự thay đổi hành vi rốt ráo, và “C” thường xuyên đề nghị Y thảo luận sự tiến bộ anh nhìn thấy trong gia đình khi anh đón nhận với thái độ mới. Trong một dịp, Y lưu ý là chị X rất thích thái độ mới “cởi mở” của anh và thực sự biết ơn anh vì đã dám cho chị biết những gì anh đang cảm nhận hơn là bảo chị câm miệng đi.

[Còn tiếp]

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top