Rất nhiều văn sĩ sáng tạo thể loại văn chương hư cấu đã cực kỳ tỷ mẩn về các sự kiện giống như các tâm lý gia khi viết một bài báo vậy.
Mối quan tâm cơ bản đối với văn chương hư cấu, tuy thế, không phải là báo cáo về các sự kiện tương tự vì đó đích thị thuộc lĩnh vực của khoa học; việc cần làm của sách văn chương ở đây là mời gọi độc giả suy tư và cảm nhận cùng các mô phỏng họ khơi dậy lên khi đọc một cuốn truyện.
Tiểu thuyết giáo dục con người theo cách đặc thù. Trong hư cấu, mình không buộc phải thể hiện một lối đơn lẻ nhằm đáp ứng với những gì đang viết xuống, thậm chí cả trải nghiệm còn nhập nhằng, mơ hồ nữa. Hư cấu có thể gợi nhắc độc giả suy nghĩ lại các vị thế trước đây khi xem xét những vấn đề đang hiện diện, về các tính cách; độc giả có thể đi sâu khám phá đầy cảm xúc. Họ mở rộng các viễn tượng. Trong hư cấu, các văn sĩ chú tâm làm trái tim chúng ta rung động.
Điểm thực chất khác biệt nữa giữa hư cấu và không hư cấu là trong tác phẩm hư cấu, khi nhà văn có hộp công cụ hữu hiệu và kỹ năng điêu luyện thì họ có thể viết từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Cho phép độc giả nhìn thấy thế giới thông qua các nhân vật khác nhau. Hơn một câu chuyện được kể với nhiều vấn đề tô đậm song có thể không có quan điểm nào dẫn độc giả tới bất kỳ kết luận đặc thù. Nhiều điểm nhìn trong một câu chuyện, đòi hỏi độc giả tưởng tượng về cuộc đời của những người khác. Theo lối ấy, các câu chuyện thật quyền năng.
Các tác phẩm không hư cấu trái lại, chỉ có một viễn tượng. Và dĩ nhiên, mối nguy của việc viết tác phẩm không hư cấu là viết theo một lịch trình vạch sẵn; nó không nên là dự tính của người viết nhằm phát lộ các thông điệp đặc thù nào đó trong tâm trí mình.
Lắm khi, phải tự hỏi liệu một tác phẩm hư cấu vĩ đại đơn lẻ thôi là con đường tốt hơn nhiều để hiểu biết con người so với cả đống bài báo tâm lý học. Lưu ý điều này, vì rằng có nghiên cứu cho thấy, độc giả của các tác phẩm hư cấu thường thấu cảm hơn so với độc giả các tác phẩm không hư cấu. Dĩ nhiên, quan hệ này chỉ là tương quan chứ không phải nhân quả. Nhóm nghiên cứu tin rằng, có điều gì đó thuộc về sự phơi tỏ đối với hư cấu– sự nhúng thấm trực tiếp vào tâm trí và thân xác người khác– kích thích các cơ thấu cảm của chúng ta.
Một nghiên cứu khác đặt để rằng chúng ta có xu hướng thích các nhân vật hư cấu hành xử tốt lành và ghét các nhân vật thể hiện hành vi tồi tệ; theo đó, lúc xem phim hoặc khi đọc tiểu thuyết, chúng ta chẳng hề mệt mỏi dõi mắt nhìn các dự tính và hành động của nhân vật; tán thưởng nhân vật mình nghĩ hành động giỏi giang và lên án kịch liệt các nhân vật ứng xử không ra gì.
Nói chung, người ta sung sướng khi một nhân vật hư cấu họ thích hành xử đẹp đẽ, và họ trở nên lo lắng, hụt hẫng, tức giận khi một nhân vật họ ghét ứng xử tệ hại lại thành công; khi một nhân vật tốt được tưởng thưởng, hoặc khi một nhân vật xấu bị trừng phạt thì người ta cảm thấy hoan hỉ vô cùng. Đó là sự công bằng thắm đượm chất thơ.
Liệu có đường ranh rõ ràng giữa sự kiện và hư cấu?
Nhớ rằng bởi bản chất tự nhiên của nó là tiến trình tái cấu trúc nên thường dẫn đến sự nhào trộn, bóp nặn. Chúng ta hợp lại các ký ức từ những mảnh sự kiện đời sống lưu giữ được. Chúng ta không có các bản sao chính xác về những sự kiện vốn lưu trữ trong não bộ. Ký ức về các trải nghiệm trong đời chịu ảnh hưởng bởi viễn tượng độc sáng xuyên suốt lúc ta trải nghiệm cũng như vào lúc ghi nhớ lại. Vô số sự kiện đã diễn ra và mớ kiến thức tích lũy suốt đời ảnh hưởng tới các ký ức chúng ta có về quá khứ. Nếu các ký ức tự sự luôn luôn tái cấu trúc và chịu ảnh hưởng bởi viễn tượng hiện tại thì việc viết một tự truyện chính xác có cơ xảy ra?
Nếu khó khả thi việc viết một tự truyện chính xác, chúng ta đương đầu với nhiệm vụ phức tạp để quyết định lọc lựa ra các ký ức nào chứa mức độ chấp nhận được sự thiếu chính xác và phóng đại vừa phải của cái gọi là mông má đánh lừa độc giả. Rồi người viết phải đảm bảo các việc cần tiến hành với thứ lừa mị đó.
Vấn đề là một tác phẩm văn chương được gán nhãn và tiếp thị là không hư cấu sẽ mất hết toàn bộ giá trị không khi độ hiệu lực của nó bị nghi ngờ, nhất là khi các lằn ranh giữa sự kiện và hư cấu thường hết sức mù mờ.
Trái với tưởng nghĩ rằng độc giả sẽ tin mù quáng thông tin trong tác phẩm là thật, nghiên cứu chỉ ra người ta có thể phát hiện thông tin giả mạo từ các câu truyện họ biết là hư cấu.
Thật dễ hiểu, vấn đề ở đây chính là chúng ta không thích mình bị lừa. Song khi các ký ức của chúng ta thi thoảng chơi khăm, chúng ta không nên chấp nhận những dấu hiệu thiếu chính xác tìm thấy trong các tự truyện?
Có lẽ, thể loại tự truyện đang dần chết chăng, hoặc các nhà văn viết tự truyện tốt nhất nên gắn nhãn tác phẩm của mình như thể loại hư cấu.
Tôi muốn kết thúc bài bằng việc trải nghiệm lần nữa cảm giác lâng lâng xúc động khi may mắn tham dự chương tình biểu diễn có liên quan đến bài thơ tuyệt vời: Bến lạ.