Sử dụng TV và phim điện ảnh làm công cụ truyền thông về đời sống tâm lý và sức khỏe tâm trí

Hầu hết mọi người không tham gia hội thảo, đọc tạp chí hoặc tham vấn với các nhà tâm lý định kỳ đều đặn để nắm biết đến tin tức và thông tin về sức khỏe tâm trí.

Vậy, đâu là nơi chúng ta thường nghe, nhìn về sức khỏe? TV và phim ảnh, dĩ nhiên!

Từ cái liếc mắt đầu tiên thì cách này cơ chừng khá dở hơi và tồi tệ: ai muốn nhận được lời khuyên nhủ, tư vấn từ chương trình phim hài tình huống (sitcom) ưa thích kia chứ?

Tuy vậy, nhìn sát gần và kỹ càng hơn, chúng ta thấy các chương trình TV, phim ảnh, và các dạng thức truyền thông đại chúng khác có thể là con đường vô cùng hấp dẫn đặng học hỏi về sức khỏe tâm trí, việc điều trị và các nguồn tài nguyên thông tin có liên quan…

Xem các diễn viên truyền hình và nhân vật điện ảnh ưa thích đối phó, và học hỏi nhiều hơn về rối loạn và bệnh lý tâm thần có thể làm cho tiến trình trở nên dễ dàng thêm chút trong đời sống riêng của mỗi người chúng ta.

Nếu làm thật tốt thì một cốt truyện với các tình tiết ấn tượng về sự bắt nạt, nạn tự sát ở tuổi mới lớn, rối loạn ám ảnh-cưỡng bực (OCD), hoặc nỗi buồn đau tang thương có thể làm bừng ngộ tâm trí của không ít người và đem lại cho họ hy vọng, các nguồn lực trợ giúp và lòng dũng cảm để xử lý, giải quyết các cuộc tranh đấu cá nhân riêng mang.

Và đó là điều quan trọng cho mọi người, bởi vì tâm lý và sức khỏe tâm trí là những điều ảnh hưởng tới tất cả chúng ta; tất cả mọi người có một bộ não, một đời sống tâm lý và gia đình cùng bạn bè chúng ta vẫn thường xuyên tương tác. Cũng nên biết, thống kê cho thấy, ước tính hàng năm 22-23% dân số Hoa Kỳ trải nghiệm một rối loạn tâm thần.

Đáng tiếc thay, ở Việt Nam cho tới thời điểm này, hệ thống truyền hình và sản xuất phim điện ảnh khai thác chủ đề sức khỏe tâm trí và rối loạn tâm thần vẫn còn mang nhiều định kiến lầm lạc, thiếu hiểu biết cần thiết. Lần nữa, đây là câu chuyện của giới truyền thông nước nhà đồng thời cũng là trách nhiệm mà chính giới chuyên môn đang tác nghiệp, hành nghề giáo dục và chăm sóc sức khỏe tâm trí không thể thoái thác. (minh họa tiêu cực về cách hiểu rối loạn phổ Tự kỷ)

Nhân vật Diễm do Mai thủ vai là một cô gái học nghệ thuật, trong sáng, ngây thơ và yếu đuối. Không thiếu thốn về vật chất nhưng Diễm bị thiếu thốn tình cảm của cha mẹ từ khi còn nhỏ khiến cô bị mắc bệnh tự kỉ. Sau đó dù đã được bù đắp rất nhiều nhưng Diễm vẫn rất nhút nhát và không hòa nhập được với cuộc sống xung quanh. Khi đó cô gặp Nguyên – cậu bé mồ côi là người đầu tiên đã bênh vực và che chở cho Diễm. Nguyên gần như là người bạn, người anh trai và là mối tình đầu và có lẽ cũng là tình yêu sâu đậm nhất trong cuộc đời Diễm. Mọi thay đổi trong cuộc đời Diễm cũng bắt đầu từ đây.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top