Chống lại biểu hiện giận dữ bằng tình thương, thói tệ bạc bằng lòng hào hiệp, tính keo kiệt bằng phẩm chất rộng lượng, và sự nói dối bằng việc nói sự thật.
N: Nếu người ta nói kiểu nước đôi, em sẽ hỏi rõ ràng bằng được.
M: Điều đấy đòi hỏi kỹ năng, thiện xảo. Nó thúc người ta càng phải tỉnh thức với cái dự tính và phát ngôn.
N: Rốt ráo, là luật nhân quả. Nếu em không thành thật với người, làm sao em mong đợi người ta sẽ thành thật với em?
M: Quan niệm đúng đắn!
N: Mà em cũng thường hay nghĩ bâng quơ rằng, nếu người ta không thành thật với em, sao họ có thể mong em sẽ thành thật với họ cơ chứ?
M: Mình cứ làm một người thành thật và ngay thẳng trước, thế nào cũng hấp dẫn những ai tương tự. Trong khi đó, kẻ ít thành thật thì thu hút kẻ ít thành thật.
N: Rất thường, khi người ta phụ bạc lòng thành thật của mình thì mình cũng đánh mất lòng thành thật với họ luôn.
M: Chỉ bởi vì ai đó thiếu tin tưởng mình không có nghĩa chúng ta buộc phải mất lòng tin vào sự thành thật của họ. Có thể nói kiểu như, chúng ta không cần phải “hạ mình xuống dưới tầm mức của họ”. Tựa hoa sen vậy, cầu cho chúng ta không bị nhiễm trược bởi những phiền não của đời sống, để lòng mình vẫn nở đóa hoa tinh tuyền.
… Cần chú ý tới cả hai khía cạnh của việc nói dối. Khía cạnh tiêu cực là tiết chế việc nói dối, khía cạnh tích cực tiếp tục nói về sự thật. Yếu tố quyết định nằm bên dưới sự vượt qua chính là dự tính gạt lường. Nếu ai đó nói điều gian dối lại tin nó là sự thật, dự tính gạt lừa không biến mất, vắng mặt. Dù dự tính lừa gạt thông thường đối với tất cả tình huống nói lời sai trái, dối trá có thể biểu hiện nhiều chiêu bài, lốt vỏ khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào động cơ nền tảng là do tham lam, thù hận hoặc vọng tưởng.
Tham lam như là động cơ cốt tủy sinh ra nói dối nhằm mục đích đạt được một số thuận lợi, tiến triển cá nhân cho chính mình hoặc vì ai đó gần gũi với bản thân– giàu có vật chất, địa vị, sự kính trọng, hoặc ngưỡng mộ. Với động cơ là hận thù, lời phát ngôn nhầm lạc là dạng nói dối hiểm độc, ác tâm, nói dối đặng làm tổn thương và hãm hại kẻ khác. Khi vọng tưởng là động cơ chính yếu, kết quả là một dạng ít độc hại hơn của tình trạng sai trái: nói dối phi lý, nói dối có xu hướng ép buộc, thích thú chuyện thổi phồng sự vụ quá mức, nói dối mang phong vị gây cười.
Việc phê phán nghiêm khắc sự dối trá dựa vào một số lý do sau.
Vì một lẽ, nói dối phá vỡ tình trạng cố kết xã hội. Người ta dễ sống với nhau trong xã hội khi có một bầu không khí tin tưởng lẫn nhau, nơi họ có lý do để tin người khác sẽ nói sự thật; do phá hoại nền tảng tin tưởng và tạo cảm ứng ngờ vực đám đông, nói dối lan rộng trở thành dấu hiệu báo trước tinh thần đoàn kết xã hội ngả sang hướng chao đảo, rối rắm.
Nói dối còn tạo nhiều hậu quả khác trong bản chất sâu thẳm riêng tư mà rồi ra đều gây nên thảm khốc nghiêm trọng. Bởi bản chất, nói dối thường dễ tăng lên, triển nở. Một lần nói dối rồi phát hiện lời mình đáng ngờ, chúng ta bị thôi thúc nói dối lần nữa để che chắn, gìn giữ tính đáng tin, tín nhiệm; để tô vẽ một bức tranh nhất quán về các sự kiện.
Vì vậy, tiến trình này tự lặp lại chính nó: nói dối vươn ra, hết sức phức tạp, và kết nối cho đến khi chúng khóa chặt chúng ta trong một cái cũi của những lầm lạc, sai trái khó vượt thoát nổi.
Do đó, nói dối là một hệ hình thu nhỏ cho toàn bộ tiến trình của sự ảo tưởng mang tính chủ quan. Mỗi một trường hợp kẻ tạo tác tự cam đoan, bị hút vào bởi chính sự lừa dối của bản thân, rốt cục làm tàn đời nạn nhân.