Ảo ảnh của thứ định kiến trực giác bất đối xứng

Ảo ảnh của thứ định kiến trực giác bất đối xứng này là một dạng định kiến nhận thức do con người tri nhận kiến thức của họ về những người khác vượt trội hơn kiến thức của người ta về chính bản thân mình.

Định kiến này dường như bị cầm tù trong ý tưởng rằng các hành vi quan sát được thì làm tỏ lộ về những người khác nhiều hơn cái tôi bản thân, khi các suy tư và cảm nhận riêng tư lại đang bộc lộ nhiều hơn về bản thân.

Thông thường, chúng ta tin mình hiểu biết về người khác tốt hơn là họ hiểu biết về chúng ta. Lý do cho niềm tin này khởi phát từ quan điểm bên ngoài, khách quan và giả định rằng, người khác có một cái tôi mù đáng kể trong khi cái tôi mù của chúng ta thì nhỏ bé thôi.

Mô hình bên dưới minh họa cho nhân cách ngây thơ có một cái tôi mù mà người khác có thể nhìn thấy; dựa trên đồ hình Cửa sổ Johari (Johari Window).

 

Những gì bạn thấy về tôi Những gì bạn không thấy về tôi
Những gì tôi thấy về  mình Cái tôi công cộng (The Public Self) Cái tôi Riêng tư (The Private Self)
Những gì tôi không thấy về mình Cái tôi Mù (The Blind Self) Cái tôi Giấu che, không được khám phá (The Undiscovered Self)

 

Cũng có sự bất đối xứng trong tình huống ngược lại: chúng ta tin mình hiểu bản thân tốt hơn người khác hiểu chúng ta, và mình có thể cảm thấy bị xúc phạm nếu họ cố gắng cho thấy là họ hiểu chúng ta hơn chính chúng ta.

Hiệu ứng này cũng xảy ra với các nhóm: người trong nhóm tin họ hiểu kẻ ở bên ngoài tốt hơn các thành viên không thuộc nhóm hiểu về họ.

Nói chung, đây là tư thế chúng ta thường tưởng nghĩ mình biết nhiều hơn người khác, có lẽ bởi vì chúng ta biết nhiều hơn về những gì chúng ta thực sự biết.

Pronin và cộng sự phát hiện, các bạn chung phòng hồi đại học tin rằng họ biết về bản thân mình tốt hơn các bạn cùng phòng biết về chính họ.

Ví dụ, trong khi tranh cãi với người khác, bạn bảo họ là họ quen thói thấy các chi tiết thôi bởi vì họ rõ ràng có ít hiểu biết về chính bản thân; họ phản bác lại, nói những gì về bản thân mình là sai tuốt hoặc bạn chỉ biết vớ vẩn. Thiệt tình, người ta có thể ngớ ngẩn đến vậy ư?

Hãy thận trọng, cân nhắc khi đánh giá người khác và giả định họ không biết gì về bản thân. Còn khi người khác cố đọc vị, đoán định tâm trí mình thì nên thoải mái tha thứ cho tính dại dột của họ; đừng cố đôi co, đấu khẩu kéo dài làm gì…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top