Nỗi niềm rối loạn gây rắc rối cho mối quan hệ mẹ và con gái

Hoa vô tình lặng lẽ, đất trời chốn mơ hồ, nắng không nề nặng nhẹ, cõi lòng hóa ngây ngô.
Hoa vô tình lặng lẽ, đất trời chốn mơ hồ, nắng vốn không nặng nhẹ, lòng mình hóa sông Ngô…

Ngày của Mẹ. Chủ đề muốn nghĩ tới lúc thế này, có năm lại khác hẳn, và dĩ nhiên, cơ chừng không nhắm biểu tỏ tình cảm đối với Mẹ Trái Đất: sẽ không có sự phô trương, bánh trái hoặc thậm chí ngay cả gói quà để mở dây buộc nữa; tuy thế, nếu không có sự hiện diện nhằm duy trì đời sống ấy, thế giới chúng ta không thể tồn tại…

Đôi lúc, trong sự hân hoan chúc mừng này, người ta có thể nảy sinh ý nghĩ khá cực đoan; chẳng hạn, đoạn đối thoại tưởng tượng giữa mẹ và con gái sau đây.

Con gái: Mẹ, Ngày Hiền Mẫu đang tới và con đang nghĩ về Mẹ. Mẹ con mình đã có một mối quan hệ thật tốt đẹp. Bọn bạn con khó mà nói chuyện với mẹ chúng như cách con trao đổi với mẹ.

Mẹ: [nghẹn lời, tắt tiếng ca luôn.]

Con gái: Ý con, mẹ là người bạn tốt nhất của con… Không, chung cuộc thực sự thì không hoàn toàn giống như thế.

Mẹ: Mẹ biết.

Thực tế, ngay cả với tình huống là cô con gái thông minh quá, quan hệ khắng khít giữa mẹ và con gái luôn hàm chứa vô vàn bí mật đáng ao ước mà tất cả người nữ nào cũng mong đợi trải qua ngay cả khi không còn bé nữa.

Khi bố mẹ mắc rối loạn nhân cách thì khả năng cao Ngày của Mẹ có thể trở thành kỷ niệm đắng chát, sầu muộn.

Thử hình dung, một cô gái cảm thấy mối quan hệ với mẹ mình đang tàn phá đời sống của cô ấy; nó quá tồi tệ, hàng ngày phải đương đầu với sự ghét bỏ và thù hận. Rằng, đã từ rất lâu, cô ấy không thể tìm ra bất kỳ dấu hiệu nào minh chứng cho sự nâng đỡ tình yêu từ mẹ. Cô ấy chưa từng tâm sự với mẹ về những phiền muộn; và khi cô làm thế, bà hoặc quát mắng (để làm cô tê cóng luôn) hoặc dùng cơ hội đặng diễn giải vấn đề của chính bà. Hiện tại, cô đang chạm tới điểm bức bối, bực tức kinh khủng mỗi khi tiếp xúc với mẹ mình và thường hai mẹ con dẫn đến bùng nổ, cãi vả nhau thậm tệ.

Cô con gái thực sự không biết làm gì hơn… Những sự tùy chọn của cô dường như bị nghiền nát và cô phải chịu đựng nó hoặc thoát khỏi mẹ mình. Cô đã cố gắng nói chuyện với mẹ song điều ấy giống như là bức tường vững chắc và mong manh nhất tồn tại. Mục tiêu của những cuộc trao đổi ấy mang kiểu lối: “đấy là chuyện của mày, không phải việc của tao” và “tao là mẹ mày, nên mày gắng sức mà chấp nhận đi con ạ”. Cô con gái cảm thấy bà mẹ không hề hiểu biết gì về những gì bà nói và làm đã tác động đến thế nào đến cô. Mọi thứ luôn luôn là về bà. Cô cảm thấy như cô đang phải không ngừng rung lắc bà mẹ! Vì thế, mọi sự cứ diễn tiến ngày càng tồi tệ.

Cô con gái biết mẹ mình sẽ khó mà thay đổi khác đi. Không hề cảm thấy bà như là một người mẹ, cô tức giận và bực bội khi biết người khác có một mối quan hệ lớn lao với bố mẹ họ. Cô cảm thấy ứa nước mắt và cần được trợ giúp; tại sao mẹ cô lại tạo ra sự kiểm soát, khống chế như vậy đối với cô? Cô cảm thấy bị tra tấn, hành hạ và đau đớn về mặt tinh thần….

Mọi điều cô gái mô tả nghe có vẻ như một ví dụ hoàn hảo về rối loạn nhân cách; dù có nhiều kiểu dạng khác nhau, song rối loạn tâm thần này thường gây rắc rối cho con cái lại có những đặc trưng hay gặp, bao gồm như là khuynh hướng lấy mình làm trung tâm hết sức cực đoan, phản ứng thái quá khi điều gì đó diễn ra không đúng ý họ, và không hiện diện thành thật (về mặt cảm xúc hoặc khía cạnh này khác). Bà mẹ của cô gái dường như nghiêng về kiểu xâm lấn, ấn tống bừa bãi cảm xúc.

Như chính cô gái đã nhận ra, các rối loạn nhân cách thường không thay đổi được nếu không có can thiệp. Chưa nói, vì chúng ta đang nói tới nhân cách một con người cụ thể nên cách thức người ấy biểu lộ thì được người ấy cảm thấy là bình thường và tự nhiên đối với họ. Khi nhân cách của họ gây rắc rối trong các mối quan hệ, xu hướng thường là họ đổ lỗi cho kẻ khác. “Nếu mày nghĩ đúng như tao đã bày vẽ cho thì đâu có vấn đề như thế đâu.” Tính không thành thật về mặt cảm xúc làm cho người đó không thể đương đầu theo cách đặng xử lý các vấn đề thực tế nảy sinh trong quan hệ.

Cần ý thức trí năng rằng bố mẹ chúng ta luôn hành xử theo cách như thế, và do đó, hầu như sẽ không bao giờ biến chuyển; dẫu vậy, điều ấy không đồng nghĩa với việc mình tự động chấp nhận về mặt cảm xúc. Thường chúng ta có thể ước gì bố mẹ mình khác thế. Chúng ta cũng đối mặt với những kỳ vọng mang yếu tố văn hóa rằng gia đình thì phải gắn bó với nhau bất chấp vấn đề khốn khổ thế nào đi nữa,và rằng “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Ở đây, mẹ cô gái có vẻ đang khai thác các kỳ vọng như thế để lưu giữ cô gái duy trì quan hệ bất chấp bà mẹ đã lạm dụng cô con gái đến thế nào đi nữa… Liệu cô gái, chẳng rõ, còn chịu bị đối xử tương tự ở ai đó khác?

Câu hỏi lớn là cần làm gì đây. Trong một số trường hợp, điều hữu lý và lành mạnh nhất rất nên tiến hành là hạn chế hoặc giảm thiểu sự tiếp xúc với bố mẹ bệnh hoạn. Điều đấy có thể khó khăn bởi vì giả định bố mẹ thì quá quan trọng đối với chúng ta, và họ còn là một nguồn yêu thương vô điều kiện. May mắn, trong nhiều trường hợp khác, điều khả thể là làm việc trên cách chúng ta diễn dịch và phản ứng đối với sự trêu tức của bố mẹ, cho phép chúng ta duy trì sự tiếp xúc mà không bị lôi kéo, vướng vào bi kịch. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, một rối loạn nhân cách luôn ngăn trở, loại trừ năng lực tạo nên sự chân thành, hỗ tương qua lại lẫn nhau mà chúng ta thấy xuất hiện ở bố mẹ mình.

Lời cuối. Nhân tiện, thành tâm cầu chúc Ngày Hiền Mẫu vui vẻ cho tất cả những ai còn có mẹ ở trên đời!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top