Cách tiếp cận trị liệu Nhân văn về Loạn thần (2)

Cố ý sắp đặt sự đời
Cố ý sắp đặt sự đời

Mục tiêu của trị liệu từ cách tiếp cận Nhân văn là tạo điều kiện để thân chủ đạt đến sự thích đáng (congruence) về cái tôi thực tế (real self) và cái tôi lý tưởng (ideal self).

Điều này có nghĩa, những gì con người là và những gì anh ta muốn là nên trở thành một khi trị liệu tiến triển. Lòng tự tin (self-esteem) thành tựu trong trị liệu sẽ cho phép thân chủ nâng cao cảm nhận về những gì anh ta là, và lòng tự tin cũng sẽ làm giảm nhẹ nhu cầu làm người tốt hơn những gì anh ta đang là. Hết sức thiết yếu, khi cái tôi thực tế càng được thân chủ chấp nhận, và lòng tự tin nổi cao tất sẽ cho phép anh ta ít thuộc một số dạng thức của cái tôi “lý tưởng” mà anh ta cảm thấy mình bị thúc ép trở thành.

Các phẩm chất của tôn trọng tích cực vô điều kiện, thấu cảm đích xác và chân thành trong nhà trị liệu Nhân văn cho phép nhà trị liệu trợ giúp thân chủ trong việc vun bồi sự thích đáng giữa cái tôi thực tế và cái tôi lý tưởng từ viễn tượng của thân chủ.

Những gì mà người mắc TTPL trải nghiệm có thể gây bối rối. Rõ ràng, hầu hết các nhà trị liệu, tâm thần học và lâm sàng không thể hiểu các viễn tượng của bệnh tâm thần kéo dài mãn tính. E chừng, giá mà giới chuyên môn hiểu được những gì người mắc rối loạn tâm thần cảm nhận việc họ bị cầm tù bên trong làn da mình và một sự cô độc không kiểm soát nổi của tâm trí, với tiếng la hét của các ảo giác thì các nhà lâm sàng điều trị bệnh tâm thần sẽ thừa khả năng để thấu cảm tốt hơn với người mắc bệnh tâm thần.

Vấn đề về sự thấu cảm của nhà lâm sàng đối với bệnh tâm thần chính là quan điểm nhìn nhận người mắc bệnh tâm thần thì biệt lập và bản thân họ không có khả năng suy tư. Có lẽ, những cô độc bên trong các tâm trí của người mắc TTPL hầu như là khía cạnh đớn đau nhất của thực trạng bị mắc TTPL, thậm chí các ảo thanh có thể được thiết lập là thuộc nhóm tâm thần.

Dựa vào các tiêu chuẩn khiến họ cảm thấy không phù hợp, bệnh nhân tâm thần đáp lại với sự sỉ nhục, bêu xấu bằng việc nội tâm hóa nó. Nếu người mắc bệnh tâm thần có thể thành tựu mục tiêu thích đáng giữa cái tôi thực tế và cái tôi lý tưởng, các kỳ vọng của họ hướng tới việc “họ nên là” có thể được điều hợp thành sự chấp nhận “mình đang là ai”. Khi họ hạ thấp các tiêu chuẩn cao đòi hỏi họ nên là, sự chấp nhận của người mắc bệnh tâm thần về các cái tôi thực tế có thể diễn ra hết sức tự nhiên.

Carl Rogers nói, “Khi tôi chấp nhận bản thân như tôi đang là thì rồi tôi đích thị có thể thay đổi.” Trong cách tiếp cận Nhân văn, thậm chí nhà trị liệu có thể trợ giúp một người mắc TTPL chấp nhận họ đang là ai nhờ không ngừng phản ánh sự chấp nhận cá nhân người mắc loạn thần.

Điều này có thể dẫn đến khả năng chữa khỏi được tối đa, dù có thể không phải là sự chữa lành hoàn toàn. Tuy vậy, khi người mắc TTPL ngày càng trở nên chấp nhận bản thân hơn, họ có thể thay đổi. Chấp nhận xã hội là yếu tố cơ bản để đương đầu với TTPL, và chấp nhận xã hội còn dẫn tới việc người mắc TTPL tự chấp nhận bản thân mình. Thái độ chấp nhận của nhà trị liệu có thể là thành phần căn cốt nhằm giảm thiểu các hậu quả tiêu cực do sự sỉ nhục, bêu xấu mang lại như nó không ngừng tác động tới cá nhân người mắc bệnh tâm thần.

Câu chuyện như vậy liên quan tới các điều kiện tưởng thưởng và xu hướng hiện thực hóa. “Các điều kiện tưởng thưởng” ảnh hưởng đến người mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng hơn nhiều so với các đối tượng khác. Thuần túy được chấp nhận và thấu cảm bởi một nhà lâm sàng có thể tạo nên sự chữa lành ở một phạm vi nhất định, ngay cả với bệnh tâm thần mãn tính. Nếu người mắc TTPL được phóng thích khỏi mọi điều kiện tưởng thưởng vốn bám đuôi bởi sự sỉ nhục, bêu xấu thì có lẽ khuynh hướng hiện thực hóa sẽ tự khẳng định nó theo dạng thức tích cực, vắng bóng sự bóp méo.

Theo truyền thống trị liệu theo cách tiếp cận Con người- trọng tâm, thân chủ được phép dẫn dắt cuộc trao đổi hoặc đối thoại trong các phiên trị liệu. Đây là điều lý tưởng cho cá nhân mắc loạn thần, cung cấp niềm tin cho anh ta rằng mình đang được nhà trị liệu lắng nghe. Thật rõ ràng, tâm trí nhà trị liệu sẽ phải căng ra khi họ tìm cách thấu hiểu viễn tượng chủ quan của thân chủ. Theo thuật ngữ của trị liệu Nhân văn, lý thuyết đang bàn cơ chừng áp dụng đối với tất cả cá nhân, vì nó dựa trên tâm lý thuộc mọi con người, mỗi cá thể hết sức độc sáng, đặc thù có khả năng được hưởng lợi từ cách tiếp cận này thông qua tiềm năng triển nở mà họ thừa hưởng từ chúng. Carl Rogers đem lại hy vọng, bởi nhờ phương tiện của lý thuyết, đã đem lại sự cải thiện nhất định cho các cá nhân mắc loạn thần.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top