Chịu đựng nỗi đớn đau của người mình yêu thương

Dưới đây tôi trích thư trao đổi cá nhân với độc giả khi nhận được chia sẻ về chuyện nên chịu đựng nỗi đớn đau của người mình yêu thương như thế nào.

Hồi đáp: Khá dễ dàng để kết luận rằng sinh ra, già đi, ngã bệnh và dần tiến đến cái chết là những gì luôn xảy đến với tất cả chúng ta. Tôi chấp nhận những sự kiện như thế mà không chút bực bội với chuyện đời sống bất công. Tôi có nhiều lý lẽ để biện hộ cho những điều xui rủi, song tôi không bao giờ khó chịu với chúng, vì tôi nghĩ đau đớn, khổ sở càng củng cố thêm cho mình khả năng phục hồi, tính không nản lòng.

Luận bàn: Liệu có phải khi cứ lặp lại từ “bực bội/ khó chịu”, anh nhằm chối bỏ một vài oán giận ẩn bên dưới trạng thái đau khổ kéo dài, đến độ anh rút ra nhận định rằng “đời vốn bất công”?

Đời sống như nó thế, luôn luôn không bất công cũng chẳng công bằng. Có lẽ, sự ‘phục hồi’ của anh thiếu thích hợp và thỏa đáng, khiến anh còn chưa chấp nhận được thực tế khổ đau? Không khôn ngoan lắm nếu nghĩ đau khổ là do ‘xui rủi’ đối lập với ‘sự chia sẻ công bằng’. Nếu đau khổ dựa trên sự ‘may mắn’, đời sống (bất) công bằng như nhau. Cần nhiều lý tính hơn đặng tin về luật nhân quả. Khi không có ‘cơ hội’ trong các ‘cơ chế’ của mọi sự, cũng không có ‘may mắn’ trong nỗi đau khổ luôn.

Hồi đáp: Song tôi thấy thật khó khăn để chấp nhận nỗi khổ đau của mẹ tôi. Nguyên tắc Phật tử về cảm xúc từ bi mà không dính mắc là khôn ngoan, ngay cả thế, tôi nhận ra đó không phải là thái độ mang bản chất người khả thể đặng chấp nhận khi điều đó xảy đến với mẹ mình. Tôi không thể nhìn mẹ mình vật vã, đớn đau như vậy mà không cảm thấy dính mắc.

Luận bàn: Từ bi với sự tách ra dường như đúng là điều bất khả thi khi chúng ta tiếp tục chối bỏ thực tế khổ đau. Đức Phật từng dạy về diệu đế liên quan tới thực tế khổ đau, trước khi tiến triển đến sự thật giúp chúng ta vượt thoát đau khổ, thức nhận hạnh phúc đích thực. Với sự phản tỉnh đủ đầy, chúng ta có thể học hỏi đặng chấp nhận sự đau khổ, trong khi làm hết sức mình để chuyển hóa nó, và với sự ít dính mắc hơn về các kết quả tạo tác ra. Thật tốt để ghi nhớ rằng, ngoài tình yêu thương, mẹ anh chắc sẽ không ước muốn anh gắn bó với nỗi đau khổ của bà, thay vì thế, mong điều tốt đẹp nhất cho cả hai. Lưu giữ một tâm hồn tan nát có thể làm trái tim mẹ anh bị dằn vặt, khổ đau hơn nữa.

Về lòng từ bi với sự tách ra vừa đề cập bên trên, như anh thừa biết, Đức Phật là ví dụ minh họa hoàn hảo cho việc từ bi vô điều kiện mà không hề có sự gắn bó sai trái, thiếu lành mạnh. Chẳng hạn, khi một đồ đệ qua đời trước mặt, ngài đã không đau khổ bởi sự gắn bó. Đức Phật chỉ đảm bảo chắc chắn rằng ngài làm hết sức có thể đặng trợ giúp các đồ đệ tốt nhất khi họ còn sống.

13-5-2013

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top