Freud nói gì về hạnh phúc ?

Đọc lại một bản văn mô tả tiến trình phân tâm xưa cũ nhất vốn tập trung nghiên cứu về rối loạn phân ly (hysteria), nhận ra cách Freud luận bàn về hạnh phúc thật thú vị.

Cha đẻ của Phân tâm học kết luận cuốn sách với việc nhận xét đi cùng trích dẫn thường xuyên về hiệu ứng trị liệu là có thể làm thuyên giảm ‘sự khốn khổ của chứng phân ly’, so sánh ‘nỗi bất hạnh hay bắt gặp’.

Việc trích dẫn như thế khẳng định Freud tin rằng trị liệu khá dễ dẫn tới ‘bất hạnh hay bắt gặp’, dù đó không hoàn toàn là điểm ông đang tạo lập.

Chuyện nhận xét đến từ một cuộc đối thoại tưởng tượng, khi bệnh nhân hỏi Freud rằng, ‘Nếu các vấn đề của tôi có nguyên nhân từ hoàn cảnh và cuộc đời thì liệu việc trị liệu có thể trợ giúp tôi như thế nào đây?’

Một câu hỏi căn cốt. Freud mấp mé sang bên chứ không trả lời trực tiếp. Ông lờ tránh đi vấn đề cách thức một cuộc trị liệu định hướng nội tâm có thể nhấn mạnh các vấn đề nảy sinh nguồn cội bên ngoài, và đơn giản khẳng định rằng tiến trình có tác dụng, và nó khả thể xác định bởi trải nghiệm của riêng chính bệnh nhân.

Phấn khích, nên thử tìm kiếm nhanh trong cuốn sách những lưu ý Freud nêu về hạnh phúc và bất hạnh. Dưới đây là một số kết quả nhặt vội.

Chúng ta không nhất thiết cần khoe khoang mình hạnh phúc

chừng nào bất hạnh còn ở đẩu đâu thì chúng ta chưa ngừng khoác lác về hạnh phúc

quá chừng xui rủi và không được nhiều niềm vui

tai họa giáng xuống đã phá hủy tan tành hạnh phúc

họ đánh mất hạnh phúc

gia đình họ từng một thời hạnh phúc

hạnh phúc đã tuột khỏi tay cô ấy

phản ánh đầy bi thương rằng… hạnh phúc này giá như dần trở thành một cứu cánh chung cuộc

đối nghịch giữa sự cô độc của chính nàng với niềm vui hôn nhân của người chị gái

bà cứ ngồi mãi đó và lại tiếp tục mơ mòng khôn thôi thứ hạnh phúc sung sướng ấy

một kẻ nghi hoặc tự cảm thấy chính mình bị đe dọa bởi vấn đề hạnh phúc của bản thân

sắp đe dọa tới hạnh phúc của ông

cảm xúc bất hạnh và việc thiếu khả năng làm việc ở anh ta cứ ngày càng tăng lên dữ dội

Song mình sẽ thừa khả năng để tự thuyết phục bản thân rằng sẽ lợi lạc biết bao nếu chúng ta thành tựu được việc chuyển đổi cơn phân ly khốn khổ thành nỗi bất hạnh thường gặp. Với một đời sống tinh thần đã hồi phục lành mạnh, mình sẽ càng cứng cáp tốt hơn nhằm chống lại nỗi bất hạnh đó.

Vang vọng sau những từ ngữ, câu chữ vừa trích là gì nếu tất cả chẳng phải ít nhiều mang hơi hướng khốn khổ? Không có một sự khảo sát đích thực về hạnh phúc. Thay vì trải nghiệm niềm vui thú sướng khoái, điểm căn bản, với Freud, dường như là một sự hài lòng, mãn nguyện theo thông lệ lâu nay. Ngay cả thế, các câu từ nói với chúng ta về sự rơi rụng, mất mát và chấm hết niềm hạnh phúc. Cơ chừng, hạnh phúc là điều khó đạt tới nổi, ta tị nạnh nếu những kẻ khác có nó. Thậm chí, nếu đang hạnh phúc, mình sẽ lo sợ mất nó, và mình không thể bày tỏ nó ra với những kẻ khác.

Là một bác sĩ y khoa, Freud quan tâm sâu sắc và ưu tiên dành tâm trí chữa trị cho những ai đang phải chịu đựng đớn đau, khốn khổ. Khởi từ Freud, Phân tâm học cũng như tâm lý trị liệu chứng tỏ độ hiệu dụng lớn lao trong việc trợ giúp thân chủ, bệnh nhân biết cách chữa lành bản thân. Và sự rốt ráo của đời sống đòi hỏi phải nhận chân đủ đầy cả thực tế lẫn chiều sâu của niềm đau nỗi khổ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top