Người giác ngộ

photo

Nhân Lễ Phật đản, mời đọc thông điệp của Tổng Thư ký Liên hiệp Quốc. Đây cũng là dịp nên thử tham khảo xem các kinh điển Phật giáo nguyên thủy cũng như người nghiên cứu từng nói gì về thuật ngữ sự giác ngộ; tiến trình, phẩm chất của một người giác ngộ.

1. Người giác ngộ trông như thế nào?

Ồ, một số là đàn ông và một số là đàn bà.* Mình có thể tìm thấy họ tại một tự viện hoặc ngôi nhà ở ngoại ô, trong rừng hay nơi thị trấn nông thôn nhỏ bé. Sự thật, không có quá nhiều song con số đó lớn hơn so với thiên hạ vẫn tưởng nghĩ. Không phải giác ngộ là chuyện hoàn toàn khó khăn; sự thật đáng buồn là hầu hết mọi người chẳng thể vì lo lắng, bực bội mà kéo chính bản thân mình khỏi vũng bùn lầy của sự ngu muội và thèm khát.*

2. Thoạt tiên, mình sẽ chẳng thấy dấu hiệu một người giác ngộ giữa đám đông, bởi vì anh ta khá lặng lẽ và kín đáo. Song khi mọi sự bắt đầu nóng lên, anh ta tất nổi bật lên. Khi những người khác bị thiêu đốt bởi sự bực giận thì lòng anh ta vẫn đầy tràn tình yêu thương.* Trong khi những người khác nhốn nháo vì một số khủng hoảng thì anh ta vẫn cứ tĩnh tại như thế trước đấy rồi.* Trong trạng thái tranh giành điên cuồng càng nhiều càng tốt, anh ta là người duy nhất không tỏ lộ bất kỳ dấu hiệu gì trên khuôn mặt.* Anh ta đi bộ hết sức êm mượt để băng vượt qua con đường gồ ghề, lởm chởm,* anh ta vững vàng giữa cơn rung lắc.* Điều đó không có nghĩa anh ta muốn tạo ra trạng thái của sự khác biệt, hơn thế đó là sự tự do thoát vượt khỏi ham muốn từng khiến buộc anh ta hoàn toàn tự bảo bọc, kiềm chế lấy. Khá kỳ lạ, trong khi những người khác không ai có thể làm anh ta thối chuyển thì sự hiện diện yên ả của anh ta có thể làm thối chuyển họ. Tính dịu dàng trong lời nói đầy lý trí của anh ta thống nhất các điều lộn xộn, phức tạp rồi còn làm tăng thêm sự thân mật, gần gũi sát gần hơn cùng nhau.* Người cảm nhận ưu phiền, nỗi e ngại và niềm lo lắng sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều sau khi họ chuyện trò với anh ta.* Các động vật hoang dại cảm nhận được lòng tử tế trong trái tim của người giác ngộ và chúng không hề e ngại gì anh ta cả. Thậm chí, ngay ở nơi chốn đấy, dù có thể đó là một cái làng, cánh rừng, đồi núi hay thung lũng thì dường như mọi thứ ngày càng trở nên đẹp đơn giản đến sững sờ bởi vì anh ta đang hiện diện nơi đấy.*

[còn tiếp]

0 thoughts on “Người giác ngộ”

  1. Nguyên Thảo

    Chào anh N.T. Mong anh N.T vui lòng cho em được biết nguồn của những bài viết rất thú vị về Người giác ngộ ạ? Vì trong những link anh đã dẫn, thì em chưa thấy được tất những ý tưởng này. Cảm ơn anh N.T nhiều.

    1. Người Giác Ngộ là chuyện cà tửng khá ngộ, có thể gây tranh cãi và đòi hỏi phẩm trình, mức độ khả tín lẫn nhân cách uyên thâm vô vàn… Ở đây, không hề quá chú trọng văn bản hoặc tính học thuật rất nghiêm túc, chỉ chủ yếu vừa cố tình gây tò mò, đồng thời nhằm tránh rắc rối đề cập chính thống, trực tiếp tôn giáo nên không nêu lên nguồn chính xác của các (tam tạng kinh điển), kinh cụ thể… Thấy hay hay rồi tự mình tìm đọc, và hơn hết, chợt bâng khuâng, xốn xang chút chút rồi đi đến đôi ba cảm nhận, quyết định nội tâm,…; nếu thổ lộ lối đặt vấn đề dễ bị đánh giá và chỉ trích nặng nề như vậy, liệu đáng được thể chấp không Nguyên Thảo?–

        1. Không mấy người quan tâm, hỏi han kiểu Nguyên Thảo đâu, nên nhân tiện, tôi chép lại vài dòng trao đổi với một bạn trên facbook như một dịp ghi dấu dễ thương:

          Đức Anh: Thường thì kinh sách hay mô tả người giác ngộ có nhiều khả năng kỳ lạ kiểu “Siêu Nhân” nên đâm ra thiên hạ càng thêm phần suy nghĩ “còn lâu mình mới với tới được”. Rất thích bài viết của chú vì đã đưa ra các phẩm chất của người giác ngộ không có màu sắc hư ảo mà gần gũi và thực tế.
          May 25 at 4:43pm · Like

          Thái Phác Ngô Toàn: Cần nói rõ ràng và đúng đắn hơn là các kinh sách nguyên thủy thường không hoàn toàn như vậy; cái cảm giác tạo nên như Đức Anh mô tả ấy có lẽ nảy sinh từ một số cá nhân nào đó khi diễn giải do quá muốn gìn giữ sự nghiêm trang thái quá chăng.–
          May 26 at 10:07am · Like

          Đức Anh: Nhưng cháu cũng phải thú thực là “những lời chào hàng” sẽ trở thành “siêu nhân” mới đầu rất hấp dẫn. Nó kích thích mình vì hứa hẹn phần thưởng rất lớn…Nhưng cho dù những khả năng phi thường ấy có là thật hay không thật thì nói cho cùng nó cũng không phải là mục đích bản chất mà cháu cố gắng hướng tới…Rồi tự dưng các ham hố kiểu “siêu nhân” ấy cũng tan biến hẳn.
          May 26 at 11:06am · Like

          Thái Phác Ngô Toàn: Ồ, cảm nhận như Đức Anh rõ ràng là tự mình mình biết, tự mình mình hay. Chuyện học hỏi suy cho cùng đòi hỏi sự ẩn dật lẫn thái độ tự mình thả bỏ, loại trừ và nắm bắt đâu là căn cốt. Vui thay.

  2. Nguyên Thảo

    Chào anh N.T. Mong anh N.T vui lòng cho em được biết nguồn của những bài viết rất thú vị về Người giác ngộ ạ? Vì trong những link anh đã dẫn, thì em chưa thấy được tất những ý tưởng này. Cảm ơn anh N.T nhiều.

    1. Người Giác Ngộ là chuyện cà tửng khá ngộ, có thể gây tranh cãi và đòi hỏi phẩm trình, mức độ khả tín lẫn nhân cách uyên thâm vô vàn… Ở đây, không hề quá chú trọng văn bản hoặc tính học thuật rất nghiêm túc, chỉ chủ yếu vừa cố tình gây tò mò, đồng thời nhằm tránh rắc rối đề cập chính thống, trực tiếp tôn giáo nên không nêu lên nguồn chính xác của các (tam tạng kinh điển), kinh cụ thể… Thấy hay hay rồi tự mình tìm đọc, và hơn hết, chợt bâng khuâng, xốn xang chút chút rồi đi đến đôi ba cảm nhận, quyết định nội tâm,…; nếu thổ lộ lối đặt vấn đề dễ bị đánh giá và chỉ trích nặng nề như vậy, liệu đáng được thể chấp không Nguyên Thảo?–

        1. Không mấy người quan tâm, hỏi han kiểu Nguyên Thảo đâu, nên nhân tiện, tôi chép lại vài dòng trao đổi với một bạn trên facbook như một dịp ghi dấu dễ thương:

          Đức Anh: Thường thì kinh sách hay mô tả người giác ngộ có nhiều khả năng kỳ lạ kiểu “Siêu Nhân” nên đâm ra thiên hạ càng thêm phần suy nghĩ “còn lâu mình mới với tới được”. Rất thích bài viết của chú vì đã đưa ra các phẩm chất của người giác ngộ không có màu sắc hư ảo mà gần gũi và thực tế.
          May 25 at 4:43pm · Like

          Thái Phác Ngô Toàn: Cần nói rõ ràng và đúng đắn hơn là các kinh sách nguyên thủy thường không hoàn toàn như vậy; cái cảm giác tạo nên như Đức Anh mô tả ấy có lẽ nảy sinh từ một số cá nhân nào đó khi diễn giải do quá muốn gìn giữ sự nghiêm trang thái quá chăng.–
          May 26 at 10:07am · Like

          Đức Anh: Nhưng cháu cũng phải thú thực là “những lời chào hàng” sẽ trở thành “siêu nhân” mới đầu rất hấp dẫn. Nó kích thích mình vì hứa hẹn phần thưởng rất lớn…Nhưng cho dù những khả năng phi thường ấy có là thật hay không thật thì nói cho cùng nó cũng không phải là mục đích bản chất mà cháu cố gắng hướng tới…Rồi tự dưng các ham hố kiểu “siêu nhân” ấy cũng tan biến hẳn.
          May 26 at 11:06am · Like

          Thái Phác Ngô Toàn: Ồ, cảm nhận như Đức Anh rõ ràng là tự mình mình biết, tự mình mình hay. Chuyện học hỏi suy cho cùng đòi hỏi sự ẩn dật lẫn thái độ tự mình thả bỏ, loại trừ và nắm bắt đâu là căn cốt. Vui thay.

  3. Làm sao bạn biết được tiêu chuẩn của người giác ngộ? Người giác ngộ có vượt thoát khổ đau, sinh tử luân hồi không? Nếu có sự giác ngộ đầy đũ ( vượt thoát đau khổ, sinh tử, luân hồi ) thì người giác ngộ đã tu tập cụ thể như thế nào trong 24/24 giờ trong ngày? Nếu có người giác ngộ sao họ không kể rõ kinh nghiệm tu hành của họ cho mọi người biết cùng tu tập và cùng giác ngộ??? Sinh

    1. Khi đọc thấy mấy dòng hồi âm trên, liên tưởng tâm trạng chất vấn chứa đựng cảm giác ít nhiều tổn thương do bị chạm tới một cái gì sâu sắc, kính cẩn bên trong; thậm chí, bản thân khởi lên chút vui rằng cách đặt câu hỏi nghiêm trọng thế cơ chừng chứng tỏ chỉ cần nhắc tới chủ đề “Người Giác Ngộ” tương tự kiểu ở đây đã là sai rồi (!). Và tôi tò mò chẳng rõ, độc giả đích thị mong đợi điều chi khi tiếp cận với một văn bản tầm chương trích cú khá trêu ngươi đồng thời cũng đâu kém phần lý thú như thế này.–

      1. Cảm ơn sự hồi đáp của bạn. Tôi nghe nói Phật tánh vốn có trong mỗi chúng sinh. Tu Phật thực ra chẳng phải tu, chẳng cần phải tích lũy kiến thức. Chỉ cần hành giả nhận lại tánh Phật có sẵn rồi sống với tánh Phật vốn có, thường hằng, bất sinh bất diệt. Nhưng thật tế tôi chưa thấy ai trong đời này nhận lại viên ngọc trong chéo áo và xử dụng được viên ngọc sẵn có này. Nên khi đọc được đoạn văn ” người giác ngộ ” tôi rất ngạc nhiên và thực tâm cầu hỏi. Nếu ai biết được lối về cũng nên trãi lòng để mọi người nhất là người mộ đạo biết được cách để nhận lại tánh Phật ( Chân tâm, bản lai diện mục, Phật tánh…). Ngoài chuyện này ra hiện nay tôi vẫn là người ít bệnh thân, thoãi mái, yêu đời. Thân chúc bạn luôn vui khõe. Khi nào có tin tức gì về chuyện này xin cho biết. Sinh

        1. “Không, khá chắc chắn là ta không hề nói như thế.” Lời được cho Đức Phật từng phát ngôn vậy, lần nữa, khiến tôi tiếp tục thiển nghĩ rằng khi tự bản thân thấu biết một điều gì đó là sự thật chính là thông qua trải nghiệm mà ta biết đó là sự thật.

          Thật xúc động vì tấm chân tình chia sẻ cởi mở và thái độ cầu thị thiết tha của độc giả. Tiếc là nơi đây, bấy lâu vẫn còn làm chốn chung đụng đời thường với mong mỏi da diết cùng nhau vượt thoát đích thực… Mong được cảm thông.–

          1. Dù một phút bất giác mà vọng tâm có mặt. Nhưng vọng tâm hẳn phải từ chân tâm mà có. Ví như sóng cũng từ nước. Sóng to, sóng nhỏ, kể cả bọt nước cũng chính là nước thôi. Do đó khi nào có sóng thì ngay khi ấy nước có mặt. Ngay lúc khởi nghỉ, phân biệt tính toán, tưởng đến quá khứ, tương lai, khổ đau và kể cả hạnh phúc thì ngay khi ấy tánh Biết vẫn thường hằng, không đổi, bất sinh bất diệt. Như vậy có pháp tu không, nếu có chỉ là ngón tay chỉ trăng. Tuy nhiên thực tế không phải biết đường đi mà ngay khi ấy đã đến nơi. Mà phải hành và hành thâm. Đợi khi nào bạn hoặc tôi đến thì hãy thông tin cho nhau. Bây giờ xin chào nhé

          2. Wow, thật ấn tượng… Mượn ý thơ R. Tagore, rằng xin nâng cao đèn soi sáng bước người đi. Tạm biệt.–

  4. Làm sao bạn biết được tiêu chuẩn của người giác ngộ? Người giác ngộ có vượt thoát khổ đau, sinh tử luân hồi không? Nếu có sự giác ngộ đầy đũ ( vượt thoát đau khổ, sinh tử, luân hồi ) thì người giác ngộ đã tu tập cụ thể như thế nào trong 24/24 giờ trong ngày? Nếu có người giác ngộ sao họ không kể rõ kinh nghiệm tu hành của họ cho mọi người biết cùng tu tập và cùng giác ngộ??? Sinh

    1. Khi đọc thấy mấy dòng hồi âm trên, liên tưởng tâm trạng chất vấn chứa đựng cảm giác ít nhiều tổn thương do bị chạm tới một cái gì sâu sắc, kính cẩn bên trong; thậm chí, bản thân khởi lên chút vui rằng cách đặt câu hỏi nghiêm trọng thế cơ chừng chứng tỏ chỉ cần nhắc tới chủ đề “Người Giác Ngộ” tương tự kiểu ở đây đã là sai rồi (!). Và tôi tò mò chẳng rõ, độc giả đích thị mong đợi điều chi khi tiếp cận với một văn bản tầm chương trích cú khá trêu ngươi đồng thời cũng đâu kém phần lý thú như thế này.–

      1. Cảm ơn sự hồi đáp của bạn. Tôi nghe nói Phật tánh vốn có trong mỗi chúng sinh. Tu Phật thực ra chẳng phải tu, chẳng cần phải tích lũy kiến thức. Chỉ cần hành giả nhận lại tánh Phật có sẵn rồi sống với tánh Phật vốn có, thường hằng, bất sinh bất diệt. Nhưng thật tế tôi chưa thấy ai trong đời này nhận lại viên ngọc trong chéo áo và xử dụng được viên ngọc sẵn có này. Nên khi đọc được đoạn văn ” người giác ngộ ” tôi rất ngạc nhiên và thực tâm cầu hỏi. Nếu ai biết được lối về cũng nên trãi lòng để mọi người nhất là người mộ đạo biết được cách để nhận lại tánh Phật ( Chân tâm, bản lai diện mục, Phật tánh…). Ngoài chuyện này ra hiện nay tôi vẫn là người ít bệnh thân, thoãi mái, yêu đời. Thân chúc bạn luôn vui khõe. Khi nào có tin tức gì về chuyện này xin cho biết. Sinh

        1. “Không, khá chắc chắn là ta không hề nói như thế.” Lời được cho Đức Phật từng phát ngôn vậy, lần nữa, khiến tôi tiếp tục thiển nghĩ rằng khi tự bản thân thấu biết một điều gì đó là sự thật chính là thông qua trải nghiệm mà ta biết đó là sự thật.

          Thật xúc động vì tấm chân tình chia sẻ cởi mở và thái độ cầu thị thiết tha của độc giả. Tiếc là nơi đây, bấy lâu vẫn còn làm chốn chung đụng đời thường với mong mỏi da diết cùng nhau vượt thoát đích thực… Mong được cảm thông.–

          1. Dù một phút bất giác mà vọng tâm có mặt. Nhưng vọng tâm hẳn phải từ chân tâm mà có. Ví như sóng cũng từ nước. Sóng to, sóng nhỏ, kể cả bọt nước cũng chính là nước thôi. Do đó khi nào có sóng thì ngay khi ấy nước có mặt. Ngay lúc khởi nghỉ, phân biệt tính toán, tưởng đến quá khứ, tương lai, khổ đau và kể cả hạnh phúc thì ngay khi ấy tánh Biết vẫn thường hằng, không đổi, bất sinh bất diệt. Như vậy có pháp tu không, nếu có chỉ là ngón tay chỉ trăng. Tuy nhiên thực tế không phải biết đường đi mà ngay khi ấy đã đến nơi. Mà phải hành và hành thâm. Đợi khi nào bạn hoặc tôi đến thì hãy thông tin cho nhau. Bây giờ xin chào nhé

          2. Wow, thật ấn tượng… Mượn ý thơ R. Tagore, rằng xin nâng cao đèn soi sáng bước người đi. Tạm biệt.–

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top