Tiểu thuyết Đồi Gió Hú (Emily Brontë, 1847) cùng không ít các tác phẩm cổ điển nổi tiếng thế giới, hầu hết tôi đã đọc xong lần đầu tiên từ hồi còn học phổ thông, khi đường đến thư viện thành phố hơn ba chục năm trước êm đềm hơn bây giờ nhiều.
Bộ phim (2011) lần này trông thật lạ so với nguyên tác còn nhớ chung chung, dù có nhiều bản chuyển thể thành điện ảnh và truyền hình khác nữa tôi chưa thể so sánh hết (2009, 1998, 1992, 1978, 1970, 1939).
Một câu chuyện tự thú đắng cay về sức mạnh của lòng hận thù. Đúng nơi chốn, sai địa điểm. Kỳ thực, chúng ta luôn ở đây, song chúng ta có đích thị trong hiện tại?
Đừng đánh giá người ta qua ngoại diện, vẻ ngoài mà hãy nhìn sâu vào trái tim họ. Khi một người bị lèo lái quá ghê gớm bởi chuyện yêu đương đến độ dấn thân vào ước muốn giết người khác (làm hại là đã hoàn thành khao khát gây chết chóc rồi) thì liệu sự vụ ái tình ấy có còn lành mạnh? Yêu đương kiểu như vậy thật dễ thương và rất thú vị ư? Liệu nó sẽ chỉ là việc tăng cường đụng chạm, giao thiệp hay nó càng gây thêm lên mối lo âu, xáo trộn? Tinh yêu quen thế là Tình yêu Đích thực? Nếu phải, sao Tình yêu đích thực lại nhất thiết ghét bỏ kẻ khác?
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, người xem nghĩ nam diễn viên chính đã thực hiện một nghĩa vụ cao cả vì người mình yêu thương suốt đời. Song điều đó không thực sự là một tình yêu đích thực còn tinh tuyền, tươi mới mà tự bản chất, nó buộc phải bao gồm các yếu tố của sự gắn bó lớn lao (đối với người được yêu mến); sự ác cảm ghê gớm (hướng tới trạng thái chịu trách nhiệm của người được yêu, do đó, bị phụ thuộc) và sự hoang tưởng, phiền não khủng khiếp (về cách thức tình yêu nên được diễn đạt).
Một người có tình yêu đích thực thì có thể ước muốn hy sinh sự gắn bó, ác cảm và hoang tưởng của riêng bản thân; thay vào đó là các phẩm chất đối lập: rộng lượng, tâm từ và khôn ngoan một cách đáng kính nể.
Hãy dành thời gian hiện tại đặng kiếm tim thêm thông tin về cái đang là…
* Cập nhật (26.5.2013): Cảnh vật, không gian trong phim thật khắc nghiệt song lòng người còn cuồng nộ hơn.
Ước muốn thua đủ với người làm mình tổn thương có liên quan với cảm xúc tức giận hoặc ghét hận; nguồn cơn nguyên ủy nó dính tới nhu cầu của động vật tự bảo vệ bản thân khi bị tấn công.
Ước muốn trả thù khởi lên khi người ta thất vọng, bị nhục mạ, hoặc bị đe dọa bởi một cuộc tấn công. Khi người ta bị ngăn chặn không đạt được điều mình muốn, hoặc khi ước muốn ngừng trễ thì tất thảy đều dễ dàng cảm thấy mức độ hụt hẫng, cáu gắt và hằn học.
Phụ thuộc vào cường độ muốn báo thù, người ta có thể kiếm tìm sự rõ ràng, minh bạch. Tức giận là đáp ứng thông thường đối với sự nhục mạ. Khi ai đó nhục mạ một người, quan niệm về bản thân của họ bị đe dọa và họ có thể trải nghiệm ước muốn trả đũa lại.
Sự báo thù có nền tảng di truyền căn bản. Cạnh tranh được xếp vào ước muốn báo thù. Thái độ báo thù có thể duy trì suốt một thời gian dài và có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự báo thù có thể nhận được sự tưởng thưởng tự thân. Các hệ thống pháp luật hiện đại ngày nay cung cấp cho người ta phương tiện không bạo lực nhằm thỏa mãn ước muốn báo thù. Nó có thể được nhìn nhận như sự công chính, vốn Kinh Thánh cũng từng minh họa thế.
Nếu bất kỳ các phát ngôn sau là sự thật thì hãy biết rằng ước muốn trả thù là rất quan trọng đấy:
1. Mình gặp rắc rối trong việc kiểm soát cơn tức giận.
2. Mình là người hay xung hấn, gây gổ.
3. Mình thích cạnh tranh.
4.Mình tiêu nhiều thời gian tìm cách trả thù.
Cũng cần biết rằng, ước muốn trả thù không những tạo nên nhu cầu định kỳ cần trải nghiệm sự phẫn nộ và cạnh tranh mà nó còn làm phát sinh nhu cầu trải nghiệm lòng từ bi, tử tế và gìn giữ hòa bình như một phương pháp kiểm soát bản chất bạo lực. Người ta có tiềm năng thỏa mãn phức cảm này thông qua đời sống tâm linh.