Lòng yêu và điều mất mát trong phim “Rừng Na Uy”

"Một đêm bước chân về gác nhỏ, chợt nhớ đóa hoa Tường Vy..."
“Một đêm bước chân về gác nhỏ, chợt nhớ đóa hoa Tường Vy…”

Mấy ngày rồi xem hai phim cuối cùng trong đợt Liên hoan Phim Châu Âu 2013 tại Hà Nội, do liên tưởng trạng thái dính mắc đính kèm níu bám xảy đến ở cả bối cảnh Bolivia và Argentina, mới sực nhớ ra mình chưa từng giới thiệu phim Rừng Na Uy chuyển thể từ tiểu thuyết bao giờ.

Kể cũng ngộ, có những chuyện thật khó tin vì mình quá chú ý tới những tri kiến sai lầm về thiếu vắng và cảm giác sầu buồn. Ngắm tình huống đang phải chịu đựng từ một viễn tượng khác tất không còn khó thấy rằng nhờ sự lựa chọn khả thể cách thức muốn cảm nhận với từng khoảnh khắc một, mình dễ học hỏi đặng đổi thay tâm trạng bằng việc sử dụng quyền năng suy tư và dự tính thiện lành; thậm chí, ngay cả khi tình huống chẳng có gì biến chuyển cả thì mình vẫn có thể cảm thấy vui sướng và kiểm soát bản thân tốt hơn.

Nhân vật nam chính trong “Rừng Na Uy” ghi tâm mình rằng chàng không đi hết con đường kết giao bạn bè vì họ chỉ đưa tới thất vọng não nề cho mình mà thôi. Hmmm… hơi khá bi quan nhỉ. Dẫu đấy là khuynh hướng mạnh mẽ với cậu thì chắn chắn, nó không phải là trường hợp cực kỳ đơn lẻ thế thôi sao? Làm thế nào đặng làm bằng hữu chân thành mà tuyệt không mong đợi đáp trả qua lại lẫn  nhau? Đối xử với những người khác như bạn bè cũng là một lối đáp ứng trợ giúp thật vui vẻ, sẵn lòng của cái tôi ai đó nữa.

Nhân vật nam chính gặp nhân vật nữ chính, người bị mắc kẹt cùng quá khứ. Như cô ấy diễn đạt, nàng  thích an ủi trong khoảng từ tuổi 18 đến 19. Bạn trai nàng trước đây từng tự sát, cơn cớ cơ chừng thất vọng bởi không làm tình được. Hmmm… tình dục coi bộ được đánh giá quá cao ở đây, đến mức nó dẫn tới bạo lực tuyệt đỉnh– đối với đời sống riêng của cậu chàng. Nàng nhìn nhận trạng thái “ở cùng với” như là biểu tượng chấp nhận chàng, và tự đổ tội cho bản thân về việc ‘chối bỏ’ hoặc ‘không ham muốn’ chàng.

Một bi kịch khác do trộn lẫn tình dục với tình yêu. Yêu thương không phải tình dục và tình dục không phải yêu thương. Cái sau cơ chừng hoặc không thể là sự diễn bày của cái trước, và cái sau thì chắc chắn không buộc phải có để tình yêu hiện diện ở đó. Thực tế, chẳng phải tình yêu mà không vương tình dục thì càng tinh khôi thêm, không bị ô nhiễm bởi thèm khát, ham muốn sắc giới? Chúng ta chưa thành Phật để yêu thương lớn lao và tinh tuyền tất cả muôn loài, chính xác là chúng ta đã đặt để sai lầm các giá trị.

Nhân vật nam chính cứ đợi chờ chẳng rõ ràng hạn định cô nàng chàng yêu chuyển biến, tiến triển, để chữa lành nỗi phiền muộn của nàng, và tự hỏi lòng mình rằng bản thân chàng nên gấp rút, vội vàng lên chăng– do cái sự đợi chờ hoang hoải, vô hạn định kia.

Thời gian trôi đi, nàng đầm mình trong phiền muộn còn chàng thì muộn phiền bởi trạng thái sầu buồn nơi nàng… cho tới lúc nàng rốt cục nắm lấy đời riêng. Đau lòng khủng khiếp, điều ấy như thể nàng mang đặt cả khối sầu đau cho chàng gánh chịu, một khối sầu đau khởi lên bởi cái chết của người bạn trai?

Sự thật đích đáng là nỗi sầu đau do nàng dính mắc vào chính bản thân, giống như chàng cứu vớt kia dính mắc vào nỗi sầu đau của chính chàng vậy.

Bài hát “Norwegian Wood” chứa ca từ da diết: “Tôi từng có một nàng con gái, hay mình nên nói rằng cô nàng ấy từng có tôi đây.’ Sự thật, chúng ta không thể có bất kỳ ai, khi chúng ta không thể thậm chí, dính mắc, đeo bám vào những cái tôi không ngừng thay đổi, biến chuyển; chúng ta đeo bám, dính mắc hết sức bơ vơ, không có điểm tựa vào tự thân sự đem bám với ý tưởng rằng được quý mến, người yêu thương là có ai đó để sở hữu và nắm chặt.

Liệu đã đến lúc chúng ta cần cạnh tranh nhau trong khoảng thời gian tuổi trẻ tươi đẹp, đầy tràn sức sống này: yêu thương mà không đeo bám hay dính mắc ai cả?

Tường Vy mấy đóa muộn phiền... Sầu đâu thầm nở hiện tiền hương hoa.
Tường Vy mấy đóa muộn phiền… Sầu đau lặng thấm hiện tiền hương hoa.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top