Chuyện “Bà Tưng”, chó, mèo, và facebook

metta
metta

Vậy là như một tin tức và hiện tượng nóng bỏng từ dạo kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 vừa rồi, không phụ lòng người hâm mộ và làm lượng bình luận thêm tăng vọt, nữ sinh viên đang học ở Saigon đến từ xứ Nghệ đã kịp đẩy lên facebook clip mới nhất trong trang phục y tá mang nhãn hiệu “Bà Tưng“.

Cô gái có thân hình gợi cảm, tâm tư ham vui và hành vi khiêu khích trên còn khiến dân mạng dự đoán sẽ sớm là Maria Ozawa của nước nhà.

Chỉ báo tốt nhất cho hành vi trong tương lai là ứng xử của quá khứ; người đời hay phán thế, họ tin chắc điều quá chừng hiển nhiên như đinh đóng cột vậy, và nghĩ kết chuyện rồi.

Lối suy tư nghe coi bộ khó phủ quyết được này, tương tự không ít mặc định mang thói quen khái quát hóa đơn giản hết sức đời thường khác, chẳng hoàn toàn đúng.

Các nhà khoa học tâm lý nghiên cứu hành vi con người đồng ý rằng ứng xử trước đây là dấu chỉ hữu dụng cho hành vi tương lai, song chỉ dưới một số điều kiện đặc thù nhất định:

– Các hành vi lặp lại, theo thói quen với tần suất cao thì càng dễ dự đoán hơn các hành vi không xảy ra thường xuyên.

– Các dự báo, đoán định tỏ ra tốt nhất khi các khoảng (intervals) thời gian ngắn.

– Tình huống dự kiến phải cơ bản giống tình huống quá khứ từng kích hoạt hành vi.

– Hành vi phải không bị làm cho lu mờ, át đi bởi phản hồi mang tính trừng phạt hoặc tiêu cực.

– Đối tượng phải giữ nguyên, không hề thay đổi.

– Đối tượng phải tỏ ra khá nhất quán trong các hành vi của anh/ chị ta.

Thử mở rộng hơn bối cảnh. Tưởng tượng một gã với loạt tội bạo lực vài năm trước, khi ở độ tuổi 20. Giờ hắn đang chơi ma túy trở lại và đàn đúm cùng bọn xấu. Thêm nữa, mắc loạn thần dạng kinh niên rồi.

Song nếu mình dự đoán bạo lực tương lai dựa trên tập hợp các yếu tố nguy cơ kể trên thì sẽ dễ sai lầm lắm. Nghiên cứu chỉ ra, chỉ tầm 4/10 các cá nhân bị đánh giá sẽ có hành vi nguy cơ bạo lực trung bình và cao là diễn tiến lại hành vi phạm tội bạo lực. Các tỷ lệ tái phạm bạo lực thấp sẽ chống lại mình.

… Hôm nay, thấy báo chí quốc nội nhắc tiếp các vụ “cẩu tặc”, “chó Việt Nam hạnh phúc nhất thế giới” (sic), song làm sao quên hình ảnh hàng nghìn người vây đánh kẻ trộm chó ở Yên Thành, và cứ rờn rợn về lối  lựa chọn thái độ đối phó cũng như khi truyền thông chính thống xiển dương phong trào bảo vệ trật tự- an ninh cộng đồng, thôn xóm.

Thực tế, người ta thường cố gắng giải thích cho bằng được những ứng xử sai trái, tệ hại ở trẻ em, chó mèo, thú cưng và những chủ nhân của chúng.

Trong những tình huống tinh thần căng thẳng, chúng ta nói chung dễ quay về với thói quen lâu nay. Nếu các thói quen này là xấu xa thì mình trải nghiệm những gì nhìn thấy như là sự thất bại của khả năng tự kiểm soát; song chúng ta cũng trở lại với các thói quen tốt nữa. Chúng ta không hề lưu ý những chuyện ấy như là trạng thái sẵn lòng, bởi vì các hành vi này hữu dụng.

Thực nghiệm càng chứng tỏ, quyền năng của thói quen trong hành động hàng ngày. Khi sự đời trở nên khắc nghiệt, đáp ứng tự nhiên là quay về với các hành vi từng mang mình vượt qua các tình huống khác trong quá khứ. Đó cũng là lý do căn bản đòi hỏi phải nhấn mạnh cách học phát triển các thói quen tốt lành.

Với nhiều người, loài chó gắn khít với cấu trúc gia đình họ cùng cách như trẻ em vậy. Có một mối ràng buộc ở đây, và thật là nhiều tình yêu thương, cảm xúc dành cho chó, mèo nói chung, và dĩ nhiên, nhất là với những gia đình vốn ưa thích chăm sóc loại chó, mèo đặc biệt.

… Và khép một vòng tròn về lại facebook, bởi biết bao lời đồn thổi, khen chê theo đủ khía cạnh, chiều kích, phía lề nảy nở nơi đây.

Có rất nhiều huyền thoại xoay quanh truyền thông xã hội và các quan hệ liên nhân cách của con người như giống loài động vật xã hội, dựa trên hai điều cơ bản.

Thứ nhất, nỗi sợ liên quan các công nghệ tân tiến. Thứ hai, giả định ngầm ẩn rằng cách thức xưa cũ tiến hành các điều, việc là cách thức “đúng đắn” và các lối mới thì quá cao cấp về mặt đạo đức. Cũng khá dễ dàng để thấy là hai kiểu dạng định kiến nhận thức như thế không xây dựng được nền tảng tốt lành cho việc lượng giá các công cụ mới.

Chẳng hạn, huyền thoại không khó phát hiện rằng truyền thông xã hội đang phá hủy các kỹ năng xã hội của chúng ta và dần thay thế các mối quan hệ không trực tuyến.

Thực tế, nhiều nghiên cứu khẳng định truyền thông xã hội củng cố các mối quan hệ (tham khảo sơ bộ ở đâyđây); tạo chất kết dính liên hệ cho những thời gian mặt đối mặt; hầu hết các trang truyền thông xã hội được dùng để tăng cường thêm các mối quan hệ hình thành không trực tuyến; mạng truyền thông xã hội có thể nối kết chúng ta với những người và cơ hội mà sẽ không thể triển khai được nếu không có nó.

Ngoài ra, cũng là huyền thoại khi cho rằng việc chúng ta hiện diện trên các mạng xã hội là cơ bản như nhau thôi; rằng không có mạng xã hội thì mình sẽ sống một cuộc đời tràn đầy và hạnh phúc; người ta không nói thật khi lên mạng, vào fb; quan hệ trên mạng là “không thật”, v.v…

Khi đang gõ những dòng này, tôi thấy trên fb xuất hiện đôi ba dòng trạng thái giới thiệu về một vụ án mạng mới được làm rõ nội tình với cảnh báo rằng đừng mời ai về nhà, cho ai biết địa chỉ khi ta không rõ tông tích của họ, đừng quá tin người…

Chắc chắn, những cảnh báo và khuyên nhủ, nhắc nhở nọ kia kiểu vậy là cần thiết và không sai trái gì, song sẽ thêm một huyễn hoặc nữa nếu cho rằng mạng xã hội không tạo nên điều gì tốt lành cả.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top