Thực tế diễm tuyệt trong chiếc hộp

Albrecht Dürer - The Large Piece of Turf, 1503
Albrecht Dürer – The Large Piece of Turf, 1503

Tôi chắc chắn bản thân có lắm món hơn những thứ thấy cần thiết. Song theo trải nghiệm riêng tư không ít lần thì chúng ta luôn mang vác quá nhiều đồ so với suy tư mình lượng định.

Chuyện chuyển nhà từ năm nào xa lắc dạy cho tôi về tầm quan trọng của những chiếc thùng carton; thiếu chúng, tài sản đáng giá duy nhất là sách  vở biết sắp xếp vào đâu cho thật gọn gàng để chuyển đi nhanh chóng, tiết kiệm biết bao công sức gói buộc, mang lên, đặt xuống.

Lạm dụng mãi thành câu cửa miệng quen thuộc, mọi người cứ hay nhắc tới cụm từ “tư duy ngoài cái hộp”. Tôi đồ rằng, phải thoát ra từ đó thì mới suy nghĩ một cái gì rốt ráo khác biệt được. Thay đổi nhận thức, thay đổi viễn tượng. Sử dụng năng lực sáng tạo để xác lập lại các câu trả lời. Dường như thiên hạ chẳng thèm muốn vượt ra khỏi sự giam hãm của chiếc hộp- cuộc đời. Cũng còn nhớ đâu trong một bộ phim xem trực tuyến, nhân vật triết lý rằng cái gì không thoát ra được cũng là một dạng nhà tù giam hãm mình mà thôi.

… Một câu chuyện ấn tượng. Sự mù và lý tưởng. Người đàn ông Anh quốc đến tuổi 52 mới được ghép giác mạc.

Suốt đời mình, ông cố gắng hình dung ra cảnh vật trong thế giới. Ông mong mỏi cái ngày mình có thể nhìn thấy… Song cuộc phẫu thuật thành công lại kết thúc đời ông hết sức bi kịch… Ông nói rằng ông lưu ý ngày càng nhiều những bất toàn trong mọi thứ, và dự tính kiểm tra những điểm không đúng quy cách nhỏ nhặt và rõ ràng trong sơn và gỗ, khiến ông thấy khó chịu, thể hiện mong đợi hiển nhiên về một thế giới hoàn hảo hơn thế. Thích các màu sáng song ông dần trở nên trầm uất khi ánh sáng mờ phai. Chứng trầm uất hiển lộ. Ông từ bỏ lối sống hoạt bát và mất sau đó ba năm.

Theo bài báo, trái tim người đàn ông tan vỡ vì sự xấu xí của thế giới; minh họa  tinh tuyền nhất cho sự thất vọng của kẻ lý tưởng, và cũng là đối tượng kết nối miên viễn giữa chủ nghĩa lý tưởng với sự mù quáng.

Cứ y lời tác giả, bức tranh bên trên tỏ lộ tài hoa cả trong bàn tay lẫn đôi mắt nhìn của họa sĩ; rằng không chỉ với người đàn ông bị mù, chúng ta cần tiếp tục học hỏi để nhìn thấy rõ ràng mình thật tối dạ trước khi họa sĩ cho thấy nét vẻ phấn khích của bức tranh cây cỏ thiên nhiên.

 … Song không có những chiếc hộp, chúng ta không thể mang chuyển các đồ dùng. Hầu hết thế giới được tạo dựng cho sự tiện lợi, và theo cách để chúng ta thực hiện chức năng hiệu quả nhất. Chúng ta cần tính chắc chắn và dự đoán được. Đôi khi chúng ta khoét sâu đặng nhìn vào bên trong hộp song chúng ta vẫn còn cần đến chúng. Thật khó tưởng tượng toàn bộ thế giới sống “bên ngoài chiếc hộp”.

Bao điều tốt lành và xinh đẹp đến từ những chiếc hộp. Các giá trị, tính cách và cảm nhận của chúng ta về cái tôi đều chứa đựng trong những chiếc hộp. Không có chúng, chúng ta tất thành kẻ mắc tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn tính cách.

Vì thế, trước khi “thoát ra ngoài chiếc hộp”, hãy chắc chắn mình biết các chiếc hộp ở đâu và trong đó chứa những gì. Thảng hoặc, chúng ta cần đổi mới, sáng tạo và thay đổi tư duy song trước khi đến đó hãy đoan chắc kiểm tra tính thiện lành nằm bên trong các chiếc hộp của mình. Lý do: chúng nắm giữ đôi điều hết sức đáng trân quý.

Tự phản ánh là yếu tính cho sự thay đổi hành vi. Hiểu biết mình là ai và tại sao mình thực hiện những gì đang tiến hành có thể thúc đẩy sự bừng ngộ nội tâm. Câu trả lời muốn tìm kiếm dễ chừng nằm ngoài tiến trình suy tư song đừng nhanh chóng loại bỏ căn cốt, bản chất của chính mình.

Nhà người cười dưới trần gian, hồn người tưới tắm muôn vàn thương yêu.
Nhà người cười dưới trần gian, hồn người tưới tắm muôn vàn thương yêu.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top