Thử xem xét cách thức mỗi trường phái tâm lý trị liệu chính yếu góp vào cho một hình ảnh ẩn tàng về con người (Dryden, 1984; McLeod, 2003) bên trong nền móng lý thuyết của chúng (Lines, 2000).
* Hình ảnh con người của Tham vấn Tâm động (psychodynamic counseling) là thuộc về chức năng hiện thể trên nhiều bình diện nhận thức khác biệt, và dưới các xung năng của nhiều lực lượng đa phần chưa nhận biết được, một số tự chúng làm tỏ lộ những triệu chứng không giải thích nổi– những phòng vệ được dựng lên hết sức vô thức từ giai đoạn đầu đời nhằm bảo vệ và giữ an toàn cho Cái tôi (the Self) khỏi bị tổn thương.
* Hình ảnh con người trong Phân tâm theo kiểu Jung (Jungian analysis) là một hiện thể thông qua tiến trình cá nhân hóa (individuation), như trên một cuộc hành trình tâm linh của trạng thái Cái tôi và đang sinh hoạt dưới các tác động tâm thần của vô thức tập thể (collective unsconscious).
* Hình ảnh con người trong Tham vấn Con người- trọng tâm (person-centered counseling) là một cá nhân như chuyên gia của chính đời sống và trải nghiệm bản thân, như Cái tôi trong một trạng thái đang trở thành, và vốn định hướng bởi một tiến trình sinh thể đáng giá mà trong đó độ căng của quan niệm bản thân (Self-concept) được thiết lập nhằm đảm bảo sống sót trong bối cảnh xã hội.
* Hình ảnh con người trong Trị liệu Gestalt (gestalt therapy) thuộc một Cái tôi dấn thân dưới thôi thúc không ngơi ngớt đặng thỏa mãn các nhu cầu riêng tư khi chúng khởi lên trong môi trường. Cái tôi được nhìn nhận một cách toàn thể cả thân xác lẫn tâm trí theo một chuỗi các hoạt động qua lại hoàn toàn với nhau của suy tư, cảm xúc, hơi thở và ứng xử.
* Hình ảnh con người theo các nhà Tâm lý Hành vi (behaviour psychologists) là một Cái tôi được dẫn dắt phần lớn và động cơ là từ các yếu tố thuộc môi trường, được điều hướng dưới dạng hành vi bởi sự tưởng thưởng chủ đạo hoặc các kích thích mang tính trừng phạt.
* Hình ảnh con người theo các nhà Tham vấn nhận thức- hành vi (cognitive behavioural counsellors) là một Cái tôi chủ yếu có xu hướng, hoặc mang xu hướng hết sức tiềm tàng, bởi các khả năng tư duy và nhận thức.
* Hình ảnh con người trong Trị liệu Gia đình (family therapy) là một Cái tôi như thành viên của một khối thống nhất hơn là một hiện thể tách biệt hẳn, như một liên kết của hệ thống có tương quan và truyền thông qua lại với nhau.
* Hình ảnh con người trong Trị liệu Hiện sinh (existential therapy) như một Cái tôi cá nhân hạn chế đang nỗ lực để sống một cuộc đời đầy năng sản bên trong sự tồn tại đặt định rồi của con người.
Những điều vừa nêu rất chung và mơ hồ, và khó tin là nhiều nhà lý thuyết cơ chừng đã mô tả hình ảnh con người dưới vị thế lý thuyết của họ hoàn toàn khác biệt.
Không cần nói rằng nhà trị liệu tâm động sẽ làm việc với các trục trặc xã hội hiện thời của thân chủ, các triệu chứng thể lý hoặc vấn đề tâm lý thông qua các kháng cự nằm ẩn sâu dưới vô thức chưa được giải quyết và các cơ chế phòng vệ được thiết lập sẵn, bất kể nhà thực hành đánh giá công việc của mình thuộc cách tiếp cận tâm linh hay không.
Trường phái Klein sẽ làm việc dựa trên các động năng của các mối quan hệ đối vật (object relations) có liên quan tới bà mẹ và đứa con, và trường phái Erikson sẽ nhắm vào bố mẹ hoặc trẻ vị thành niên từ viễn tượng lý thuyết của sự lẫn lộn vai trò xảy ra trên tiến trình cá nhân hóa; lần nữa, nó là vấn đề diễn dịch và phân loại có chút liên quan bất kỳ gì hay thảy đều dính dáng hết đến các chiều kích tâm linh.
Kenneth Gergen (1999, 2001) nhắc nhở chúng ta các cạm bẫy của việc chẩn đoán ‘vấn đề’ và ‘chữa trị’ bên trong các trường phái tinh tuyền lý thuyết hóa được dựa trên các ‘quan sát’ và mối bận tâm tới tâm trí cá nhân về phí tổn chi trả cho Cái tôi xã hội. Ông có lý khi cho rằng:
Các lý thuyết gia cấu trúc luận xã hội về hành động con người không xây dựng hoặc khởi phát lý thuyết của họ từ quan sát mà là từ một cộng đồng những người trò chuyện đã tiếp xúc được. Nó là các thỏa thuận ngầm đã chia sẻ có thể hiểu thấu nằm bên trong vùng bao bọc chuyên môn sẽ quyết định cách thức chúng ta diễn giải thế giới quan sát được.
Thật nghịch lý, trong bối cảnh thế tục đương thời của các phòng tham vấn, trị liệu ngày nay, có một sự miễn cưỡng trong việc dấn thân vào các vấn đề tôn giáo và tâm linh, thậm chí ngay cả khi các thân chủ có thể dẫn dắt nhà trị liệu bước vào các địa hạt ấy. Những chuyển động gần đây trong trị liệu tôn giáo và siêu cá nhân (religious & transpersonal therapy) dần khởi sắc sống động hẳn lên, chứ không còn là một giọng nói than khóc bị bỏ mặc ở chốn hoang sơ nữa.
Giờ là lúc thích hợp để giới thiệu vài ba chỉ dấu cho tâm linh- trọng tâm tham vấn (Lines, 2006).
Trước hết, có hai dạng thân chủ đặc trưng bị tác động bởi việc tỉnh thức và phản ánh về mặt tâm linh là đối tượng tuổi mới lớn và người trung niên.
Dưới cái nhìn của lý thuyết cá nhân hóa (Erikson, 1963; Jung, 1933) thì tuổi mới lớn được xem như thuộc giai đoạn tâm- tính dục bất thường trong thích nghi xã hội, với các dấu hiệu của sự hợp trội tâm linh (Grof and Grof, 1989), và từ quan sát của Jung (1933) là có nhiều đối tượng trong số bệnh nhân ở phía nửa bên kia cuộc đời trên 35 tuổi bộc lộ ra một quan điểm tôn giáo. Wilber (2001) cho rằng Tâm linh có thể được ‘đánh thức với bản chất đích thực riêng có của nó’, hiện diện là một tiềm năng siêu cá nhân của tất cả mọi thân chủ.
Các yếu tố tâm linh không chỉ hiển lộ trong sự trình bày vấn đề khi đến tham vấn mà có thể còn ẩn dưới cách thức thân chủ nhìn nhận thế giới. Các niềm tin tâm linh có thể quyết định sẵn những tùy chọn mang tính đạo đức trong các lưỡng nan hàng ngày (Lukoff et al., 1998).
Trong công việc lâm sàng, như việc mất đi người thân, tình trạng ẩn dật vô danh và tách biệt về mặt xã hội, lạm dụng chất và bia rượu, mập mờ về giới tính và có ý nghĩ tự sát đều được tham vấn với các cách tiếp cận chính yếu theo các mô hình tích hợp và chiết trung (Bergin & Garfield, 1994; Diamond, 2000; Lines, 2006) song đích thị có thể tỏ ra thích đáng không kém khi được nhấn mạnh thông qua tâm linh- trọng tâm tham vấn (Boorstein, 1996; Richards and Bergin, 1997; Thorne, 2002; West, 2004).
Tỷ dụ, chương trình của Elkin (1998) nỗ lực dùng cách tiếp cận của Jung và nhân văn trị liệu theo khía cạnh không tôn giáo của tâm linh, với các giả định sau:
- chúng ta là độc sáng
- các nhu cầu tâm linh của chúng ta sẽ thay đổi theo thời gian
- chúng ta phải lựa chọn một thái độ phiêu lưu cởi mở để đánh giá lại trải nghiệm tâm linh dựa trên trải nghiệm riêng có của bản thân, ghi nhớ rằng công việc của tâm hồn không thể vội vã được
- và chúng ta phải duy trì sự mở ngỏ đối với tính thiêng (the sacred).
Vậy, khi nào thì các thân chủ đề nghị trị liệu tâm linh?
Thường thấy 7 lĩnh vực quan tâm có thể khiến nhà trị liệu chuyển sang phương thức tham vấn tâm linh:
- trải nghiệm huyền bí, siêu linh (paranormal experience) thời tuổi trẻ– sự phát triển hồi thơ ấu và tình cờ bắt gặp các ma quỷ, sinh thể tâm linh
- mất mát người thân– sốc kích thích bởi sự không còn an toàn về mặt cảm xúc và đang thử nghiệm các hệ thống niềm tin
- vượt qua các trở ngại trong các mối quan hệ– không thỏa đáng khi đương đầu khó khăn với những nhiệm vụ dính tới quan hệ
- khám phá Cái tôi nội tại– nhận ra các nguồn lực bên trong để đáp ứng một thách thức
- phát triển nhanh chóng về tôn giáo– tìm thấy sự dũng cảm đặng ‘chịu đựng đơn côi’ mà không hề được che chở về mặt tôn giáo
- truy cầu ý nghĩa– thiết lập ý nghĩa khi định dạng bản sắc bên trong các vai trò đã không còn kéo dài nữa
- đương đầu với sự ngừng trệ cá nhân hoặc mất bố mẹ– cái chết của những người thân thiết mở ra cơ hội.
Ba phân loại đầu tiên được áp dụng chủ yếu với đối tượng còn nhỏ tuổi và vị thành niên, trong khi ba phân loại ở cuối đa phần dành cho người trưởng thành, nhất là những ai trên tuổi trung niên. Loại thứ tư có thể hướng đến người đang đối mặt với một khủng hoảng ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, song lần nữa, sẽ dần trở thành hiển nhiên xuyên suốt các giai đoạn phát triển đời người khi diễn ra sự thay đổi về mặt cảm xúc, xã hội và tâm lý.