Tại sao chúng ta quá dễ dàng để dùng thức ăn rất nhiều ?

Không có lỗi vì lý do nông nỗi
Không có lỗi gì chỉ vì lý do nông nổi

Ăn.

Ăn.

Ăn.

Lại ăn.

Ăn tiếp thôi.

Sau thời gian chưa dài đã thấy đói, nên hãy vẫn còn thói quen tống vào thêm.

Và nó đánh trúng phóc luôn.

Đúng ngay vào cái bụng.

Mình no kềnh lắm, không cảm thấy thoải mái nữa. Có thể gặp đôi triệu chứng khó tiêu, đầy hơi hoặc trào ngược. Thật tồi tệ, coi chừng thực sự bị đau dạ dày mất.

Rồi mình bắt đầu đổ lỗi, bắt tội bản thân. Tại sao ăn nhiều thế? Ừ, cảm thấy khủng khiếp thiệt. Đồ ham ăn chết tiệt.

Không tin được là mình đã ăn… hết toàn bộ các thứ đồ sắp bày sẵn trên bàn.

Vậy, chuyện gì xảy ra thế? Tại sao mình thường ăn với sự từ bỏ, giảm bớt song kết cục lại quá dễ dàng thả rơi việc theo dõi để kịp nhận ra mình đang ngốn ngấu nhiều vô cùng?

1. Chúng ta ăn quá nhiều.

Nhiều lướt qua các con số thống kê tiêu thụ thực phẩm, thấy người Việt vẫn thích ăn uống thoải mái; tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em có xu hướng gia tăng.

2. Tri giác khẩu phần ăn vẫn bị lệch lạc.

Một tên gọi khác của sự bóp méo khẩu phần ăn uống.

Nói đơn giản, là đối tượng tiêu thụ, chúng ta đã tập quen với các kiểu dáng, kích cỡ đồ ăn lớn hơn, sớm no, đánh mất viễn tượng bằng cách nào mà mình đích thực cần thiết (ngược với ước muốn) ăn nhiều đến vậy.

3. Chúng ta đang ăn không hề chú tâm, thiếu để ý. 

Đấy là thực đơn của thảm họa. Ăn trong khi làm việc khác, như xem TV, đọc, điều khiển xe trên đường, làm việc bàn giấy, v.v… chẳng khác gì đang đặt sự thèm khát, ngon miệng vào chiếc máy lái tự động.

Làm nhiều việc cùng một lúc (multitask) trong khi ăn không những là cách làm mình ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết mà còn sẽ dễ làm mình ăn nhanh hơn (điều không nên), thậm chí còn thừa khả năng khiến quên đi thứ đang ăn là gì và chẳng loại trừ ngay cả chính việc ăn nữa. Tựa như việc lái mãi một đoạn đường quen thuộc, lần này đến lần khác, thường đến được ngay điểm cần đỗ lại và chẳng nhớ nổi mình đã lái đến nơi rồi.

Khi mình tập trung vào chuyện trải nghiệm chuyện ăn– cho mình cơ hội để nhìn ngắm, nhai, nếm và thưởng thức mùi vị thì mình càng dễ nhận ra ám hiệu của cơ thể về sự đầy đủ, no nê.

4. Mùi vị, hình ảnh quá hấp dẫn.

Nhiều loại thực phẩm, đặc biệt các thứ đã qua chế biến, được bày biện, trang trí thật bắt mắt, đánh thức cảm giác sâu xa trong lòng ta, cung cấp đúng màu sắc, bề mặt lấp lánh, tiếng khêu gợi, v.v… tất cả góp phần tấn công vũ bão vào não bộ của hàng triệu người dân khiến tất cả khởi lên cảm giác thèm thuồng sản phẩm và ăn chúng nhiều quá mức.

5. Giao lưu xã hội bao bọc bởi thức ăn.

Sinh nhật, kỷ niệm, mừng lễ tốt nghiệp, sự kiện công việc, trúng phi vụ kinh doanh, đi xem phim, gặp lại bạn bè cũ, v.v… Thức ăn đồ uống là phần không thể thiếu trong các dịp giao lưu ấy. Mọi người vinh danh qua chuyện tiệc tùng, ăn uống.

Họ yêu thích chia sẻ về nó, nói về nó, chúc tụng cùng nó, thư giãn với nó, thỏa thích trong nó.

Thức ăn trở thành niềm an ủi, thứ đem lại cảm giác thoải mái và mang tính nuôi dưỡng– sự tán dương và giải trí căn cốt, chính yếu.

0 thoughts on “Tại sao chúng ta quá dễ dàng để dùng thức ăn rất nhiều ?”

  1. “ăn đúng, ăn thật, ăn sạch = Khỏe” – Thời buổi vội và không biết cách kiểm soát bản thân nó lại càng là một nan đề lớn thầy ạ.

    1. Coi chừng vọng tưởng khởi lên từ ngôn thuyết dễ dàng, ngay và luôn tắp lự.–

Leave a Reply to Ha Thi Phuong Hoa Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top