J. Soi (23): ‘Ý kiến chuyên gia tâm lý’

Úi giời những múi đời chưng hửng, lòng người dưng mình tĩnh thật không cười ?

Chẳng đặng đừng, lại phải nói thêm chút về vụ ‘bà Tưng‘ do đến giờ mới biết tình hình té ra vẫn còn tiếp diễn kèm theo vài ba ý kiến chuyên gia liên quan. (1, 2, 3).

Từ một vụ việc cụ thể như thế, thấy nổi lên và đọc ra điểm chung là dường như các vị tuổi tên lừng lẫy này quá cố tỏ bày thái độ hậu thuẫn về mặt xã hội nên không ngần ngại hoặc cơ chừng mặc kệ việc lộ rõ định kiến văn hóa, hơn là đưa ra được các lập luận, bằng chứng khoa học dưới góc độ tiếp cận chuyên môn.

Nhân mở rộng bàn thêm ý tưởng rằng trải nghiệm riêng tư có thể ảnh hưởng tới các quan điểm cá nhân hoặc chính trị của chúng ta khiến tôi nghĩ tới cùng cách thức chuyện này tác động khi mình đưa ra các quyết định đạo đức và chuyên môn. Liệu kinh nghiệm cá nhân tỏ ra hữu hiệu? Tôi tưởng tượng ít nhiều thế thật, dù bản thân không có dữ liệu đủ tin cậy…

Song, chúng ta cũng biết thừa là có nhiều lần khi trải nghiệm cá nhân chống lại đánh giá tốt hơn với tư cách những chuyên gia, chí ít có thể xem xét nó dưới góc độ chẩn đoán hoặc đạo đức hành nghề chẳng hạn.

Một trong những ví dụ sống động là do nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Meehl nêu ra; theo đó, lý lẽ ngụy biện dạng này là khái niệm cho rằng không ai trong số bạn bè, người thân trong gia đình có thể là đối tượng mắc rối loạn tâm thần đa phần bởi vì tôi tuyệt không hề quen biết ai kiểu thế trong đời sống riêng tư cả. Tức là, trải nghiệm cá nhân có thể làm suy giảm tính khách quan cần thiết nhằm đạt đến chẩn đoán và điều trị tốt các bệnh nhân.

Một trong các ngụy biện ở dạng thứ hai là giả định rằng bởi vì một người nào đó là bạn mình hoặc từng chứng tỏ đánh giá tốt trong quá khứ thì anh/ cô ta không thể dấn thân vào hành vi phi đạo đức; biến thể này cho thấy chúng ta thường dễ quy hành vi người khác thành nét nhân cách và giảm thiểu các nguyên nhân thuộc tình huống, hoàn cảnh.

Áp dụng vào đạo đức nó mang nghĩa rằng nếu một hành vi– phá vỡ sự thân tín chẳng hạn– được cam kết bởi một người chúng ta xem là “con người có đạo đức” nên không thể làm chuyện vô đạo. Những gì mà bạn bè không nhìn ra là các hành vi và đánh giá đạo đức đó rất phức tạp, và rằng người tốt có thể tạo nên những lỗi lầm về mặt đạo đức. Đôi khi những sự sai sót, sa ngã đạo đức là do các yếu tố tình huống như áp lực tài chính, trục trặc quan hệ, hoặc mỏi mệt…

Nhìn từ bên ngoài, các định kiến văn hóa và đạo đức trong tác nghiệp hành nghề tham vấn, tâm lý trị liệu tại Việt Nam có vẻ đã trở thành trạng thái thường thôi.

Vậy, cụ thể trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, những gì là căn cốt cần được triển khai sát hợp đặng duy trì định hình về mặt đạo đức tác nghiệp, hành nghề?

  • Trách nhiệm giải trình/ mạng lưới đạo đức chuyên nghiệp.
  •  Bộ luật, quy tắc ứng xử đạo đức hành nghề.
  • Tài liệu chuyên môn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top