Nhà xí công cộng, đồng lòng giải bí

Tự nhiên như đất, ưu phiền vì thức
Tự nhiên như đất, ưu phiền vì thức

Thế là vài năm tới ai đi tàu lửa sẽ được thụ hưởng thêm tiện nghi thiết yếu khác: nhà vệ sinh sạch.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Liên hiệp quốc, Việt Nam hiện vẫn còn 4% dân số phóng uế trực tiếp ra môi trường bên ngoài, 16% dân số cả nước đang sử dụng nhà tiêu không cách ly được nguồn phân với môi trường xung quanh.

Đối với riêng ngành đường sắt, theo Cục Đường sắt, thống kê sơ bộ mỗi ngày trên tuyến đường sắt Bắc Nam có khoảng 6 tấn phân và 40.000 lít nước tiểu xả xuống đường sắt, bình quân mỗi năm lên tới 3.800 tấn. Nhưng đến nay mới có 10% toa xe lắp thiết bị vệ sinh tự hoại có thu gom chất thải.

Chuyện nhà xí luôn gắn bó sát sườn với đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta. Hơn 2 tỉ người trên thế giới đâu có được cơ hội thỏa mãn các chức năng tự nhiên của cơ thể, thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh tật các kiểu.

Trước hết, đừng quên ngôn ngữ kiến tạo thực tế. Các ẩn dụ ví von góp phần xác định chúng ta cũng như truyền thông với người khác, về những gì đang đích thực diễn ra ngoài cuộc đời kia.

Vô vàn câu từ thô thiển dễ gây tức tối, làm mình giận điên lên, song vì muốn đảm bảo trật tự và hài hòa xã hội nó trông mong được làm mềm mại khi buộc phải đề cập góc cạnh khó nói. Tỷ dụ, “giấy cuộn phòng vệ sinh” chắc sẽ bán tốt hơn so với “giấy ngồi bồn cầu”. Nhà tâm lý học Albert Bandura chỉ ra bằng cách nào mà ngôn ngữ có thể giảm bớt tội lỗi đạo đức. Chúng ta có thể dễ dàng biện hộ cho một cuộc chiến tranh khi những trường hợp tử vong của thường dân được gọi là “tổn thất phụ trội” (collateral damage), khi việc giết người thành “phục vụ mục tiêu”.

Thứ đến, xin hãy nhớ tỏ lòng biết ơn mỗi lần mình giật nước toilet. Nhà xí là một trong mớ thứ nhỏ nhặt nhưng lại lớn lao vô cùng, phát minh hết sức giản đơn này góp phần quan trọng ngăn ngừa cái chết. Bí mật đằng sau nó nên được bật mí để đảm bảo cuộc sống lành mạnh, trong sáng hơn.

Thấu cảm xã hội là điều gì đó khá tự nhiên đối với con người. Vì thế, trong không gian công cộng, chuyện chung đụng khi đi vệ sinh quả đặt ra lần nữa nhu cầu thiết kế bảo vệ tính riêng tư đồng thời ngăn ngừa sỉ nhục xã hội. Và mô hình thiết kế Standford bao gồm ba cách thức đạt tính thấu cảm: suy tư, quan sát, và cam kết.

Do vậy, dưới góc nhìn cá nhân tôi không thích được nhân viên phục vụ đứng sẵn bên trong đưa khăn lau tay tại các nhà hàng, điểm đón tiếp sang trọng cho bằng việc tự mình tiến hành các thủ tục cần thiết khi vào rồi ra khỏi nhà vệ sinh mà không phải chạm vào bất cứ cái gì, cửa không buộc chặt, chốt khóa bên trong với nắm xoay mà nên thay bằng việc chỉ cần dùng khủy tay hoặc lưng đẩy là được.

Chuyện nọ xọ chuyện kia. Vụ “ăn” dày các công trình vệ sinh trường học đặt dư luận ngờ vực về các giá trị người công chức đề cao. Nhìn ra nước ngoài, cách đặt định các phản ứng chính trị của tác giả cuốn Tâm trí chính trực rất đáng tham khảo với 6 căn cốt: quan tâm đến đối tượng yếu đuối, dễ bị tổn thương; công bằng; tự do; lòng trung thành; tôn trọng giới chức cầm quyền; tính bất khả xâm phạm.

Làm trái lương tâm, đụng tới lĩnh vực bất khả xâm phạm– ý tưởng điều gì đó là thiêng liêng và không nên bị làm cho ô uế, vẩn đục– đào sâu cảm xúc về sự ghê tởm; đây là “một kiểu ác cảm thể hiện sự thu mình, tránh xa một người hoặc đối vật với những biểu đạt mãnh liệt của sự khiếp sợ… Nó là một trong các cảm xúc căn bản, đặc trưng liên quan với các thứ được xem là không sạch sẽ, không ăn được, gây nhiễm trùng, vấy máu me hoặc nếu không thì thuộc về điều gì chướng tai gai mắt, gớm ghiếc.”

Chúng ta tống đi, đẩy ra ngoài những gì gây kinh tởm. Nó không phải là điều mình nghĩ mà là điều mình cảm nhận trong cái bụng của bản thân.

Lời cuối. Liên quan đến sự phát triển nhận thức. Thật khó khăn để thấu hiểu điều kinh tởm của ai đó mà mình chẳng cảm nhận được, cũng như một cảm xúc cụ thể nào đấy mình không cộng hưởng nổi.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top