Từng nghĩ mình đã đề cập khá đủ đầy, chắc chắn tính nhân quả. Và kết thúc ngày mưa gió não nề giờ này lại bất chợt nhận ra quan niệm dị thường của Hume là rất đáng xem xét: cơ chừng không hề có một thứ gì như thế cả.
Khi đức Phật nói đến nhân quả, ngài không nhắm đến các cơ chế ẩn bên dưới hết sức huyền bí làm mọi chuyện xảy ra mà là đề cập các mẫu hình hay quan sát thấy: do cái này có mặt, cái kia có mặt; khi cái này sinh, cái kia sinh. Quan sát các mẫu hình này liên tục và thường xuyên, chúng ta có thể nói rằng một điều này là nguyên nhân gây nên điều khác. Song chúng ta không thể thấy được tự thân nguyên nhân. Nó đích thị là trò lừa mị của tri giác. Lúc quen dùng ý tưởng rằng tương quan không hàm nghĩa nhân quả, có lẽ điều thực sự đơn giản hơn muốn thể hiện: những gì gọi là nhân quả không khác chi hơn là tương quan chắc thật.
Bài báo nổi tiếng của Jonah Lehrer thảo luận trong bối cảnh của khoa học y khoa, và sự mờ tỏ nổi lên thật rõ ràng là trạng thái được ghi nhận do dựa cậy vào lối phân tích quy giản.
Cho dẫu thế, không nhất thiết cho rằng phân tích quy giản là sai lầm; nó chỉ không hoàn hảo mà thôi. Sự thành công của các khoa học ‘mềm’ như y khoa dường như kém hiển nhiên hơn hẳn khi so với vật lý học, cơ khí và các lĩnh vực tương tự. Bài báo thượng dẫn chứng tỏ lối phân tích quy giản chẳng những không thích đáng mà còn thậm chí gây hại, và thường bị tóm bắt sai sót trước thực trạng hỗn độn và phức tạp của đời sống con người.