Bao giờ nỗi đau cạn vơi, thôi nhức nhối?

Tiếng lặng im tím chìm trong tim
Tiếng lặng im tím chìm trong tim

“Bạn sẽ sớm quay về với đời thường.” Có thể vậy thật, chưa chắc đúng như thế. Mọi người buồn đau, thương khóc theo cách riêng, và quả bất công để quyết định ai đấy nên hoặc sẽ đau thương ra sao.

Các nhà tâm lý học cảm thấy nhiều người có khoảng thời gian dài đặng chuẩn bị cho một mất mát thì dễ thích nghi tâm lý hơn so với một mất mát đột ngột.

Song chúng ta cũng được bảo rằng ai cùng trải qua với người yêu thương mắc bệnh lâu năm thường hay cạn kiệt cả cảm xúc lẫn thể lý, họ thậm chí còn hết sức bén nhạy rằng chính mình mắc bệnh nữa; nhiều tuần, nhiều tháng căng thẳng tinh thần có thể khiến việc ăn uống, ngủ nghỉ trở nên kém cỏi, tồi tệ; họ cũng khá dễ cảm thấy tội lỗi với cảm xúc khuây khỏa, vợi bớt khỏi gánh nặng từng đeo mang.

Những ước ao làm vơi đi nỗi đau thương, buồn phiền của đối tượng ở hoàn cảnh tương tự bên trên nên nhắm tới việc trợ giúp giải quyết với các cảm xúc dai dẳng. Gia quyến, những ai gần gũi cũng cần được nâng đỡ để sắp xếp, tổ chức trở lại cuộc sống từ nay vắng bóng người thương, họ phải được nghỉ ngơi phù hợp, và khi cần thiết, sống đời năng động và tích cực như trước.

Tuy vậy, điều quan trọng là không nên thúc ép người nhà nhanh chóng “quay về với cuộc sống bình thường”. Cái chết của người yêu thương có thể làm thay đổi cuộc đời chúng ta tột độ. Nhiều quyết định chính yếu đã được đưa ra sau khi người thân mất đi. Nhà cửa bỗng dưng thừa thãi, hoang vắng, thu nhập đột ngột sụt giảm, có thể hoàn toàn một thân này cáng đáng việc nuôi dạy con cái.

Các thích ứng đối với những biến chuyển như thế có thể thôi thúc chúng ta có những quyết định quan trọng hoặc chí ít tốt đẹp, tại thời điểm mình vẫn còn chịu đựng nỗi niềm thống khổ. Chúng ta có thể cảm thấy bản thân quyết định gấp gáp ngõ hầu tránh né, gợi lên những ký ức buồn thương.

Để quyết định đúng đắn, đòi hỏi thời gian và tích lũy đủ các sự kiện, thấy mình hữu lý chứ không bị cảm xúc chi phối quá mức. Bất kỳ ai đứng trước các quyết định trọng đại vì một sự mất mát người thân nên dành thời gian suy tính, nghỉ ngơi và có thông tin tốt rồi đợi cho đến khi các cảm xúc của mình lắng xuống.

Hãy đảm bảo chắc chắn việc trưng cầu ý kiến, đề nghị trợ giúp từ giới chuyên môn trước khi đưa ra bất kỳ quyết định lớn lao nào, đặc biệt trong thời điểm mình vẫn đang đau lòng chưa nguôi; luật sư, chuyên viên kế toán và nhà trị liệu tâm lý có thể giúp đỡ tích cực cho việc quyết định đúng đắn khi bản thân muốn hướng tới một đời sống “bình thường”.

0 thoughts on “Bao giờ nỗi đau cạn vơi, thôi nhức nhối?”

Leave a Reply to hubapipi Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top