“Săn đuổi giấc mơ”: có cần bỏ việc, hay nhất thiết phải nhảy ùm một cái?

Vận đỏ bướm vàng ai có thấy, tháng ngày bồi lở nước xuôi dòng
Vận đỏ bướm vàng ai có thấy, tháng ngày bồi lở vẫn xuôi dòng

Chàng trai Vũ Xuân Tiến đã chạy bộ 8km theo xe bus để xin chữ ký và bởi mong mỏi gặp mặt trực tiếp với thần tượng mình hâm mộ.

Sự kiện này được khai thác dưới nhiều góc độ: truyền thông, tiếp thị, bóng đá, thậm chí gắn với tâm bình yên.

Người ta nhắc tới lời kêu gọi nổi tiếng của Steve Jobs và dĩ nhiên, không thể bỏ qua câu chuyện sát sườn là bài học văn hóa thần tượng.

Lướt nhanh báo quốc nội xoay quanh vụ kể nhân vật đang là sinh viên ngành Dược được đưa rước bằng ô tô kèm bảo vệ riêng khi đến sân vận động Mỹ Đình, rồi lời mời làm việc của một công ty với mức lương ngàn Mỹ kim, bất chợ liên tưởng ngay phát ngôn khá quen thuộc phù hợp bối cảnh này, đại khái kiểu “bỏ việc để săn đuổi ước mơ“.

Nghe ai nói vậy thì thiên hạ thường dễ lập tức nổi lên hai cảm xúc trộn lẫn. Một, phấn khích lắm í bởi vô cùng ngưỡng vọng kẻ máu me, đam mê đến vậy; những điều gây xúc động vốn xảy đến khi ai đó dám rời khỏi vùng thoải mái quen thuộc và tạo ra không gian mới để đạt được ước mơ của mình. Thứ đến là sợ hãi, do tự hỏi đầy băn khoăn vu vơ rằng sẽ ra sao nếu ước mơ ấy không thực tế nhỉ, lấy gì sống trong quá trình vươn tới các vì sao, và hậu quả tác động thế nào đến gia đình đó?

Đúng là có quá nhiều người từ bỏ dở dang, nửa chừng việc theo đuổi, săn tìm cho bằng được các ước mơ. Họ kết thúc bằng việc ngoái lại nhìn với cái thở dài thườn thượt đầy nuối tiếc.

Cơ chừng, thẳng thắn hết mức thì phải thừa nhận mình nợ bản thân và cả thế giới này nếu không đeo đẳng đến cùng cái ước mơ ấy.

Không theo đuổi ước mơ, vô hình trung, kiến tạo một vệt hư hỏng, mòn hại trong lòng. Song dù quả là mắc nợ trầm trọng khi không theo đuổi, nào nhất thiết phải gây nên đổ vỡ, tàn phá kinh khủng mọi thứ xung quanh và quan hệ nọ kia ngõ hầu đạt bằng được ước mơ cháy bỏng.

Sống có trách nhiệm do đó, nghe chẳng mê tơi và hấp dẫn tí nào so với “săn đuổi ước mơ”, vẫn cứ đích thị quan trọng ghê gớm.

Chuẩn bị kế hoạch dự phòng khi bắt tay vào cuộc. Những gì mình có thể làm- trong tình huống hiện tại- với khoảnh khắc và vị trí tốt nhất vào lúc đó khi mình bỏ mặc hết để dấn thân săn đuổi ước mơ?

Mình liệu không bao giờ cần thiết phải từ bỏ công việc, địa vị đang sở hữu khi vẫn giữ quyết tâm săn đuổi cuồng nhiệt ấy?

Nhiều người đã biến ước mơ thành sự thật thông qua nghề nghiệp, công việc họ tự mình làm chủ, chứ không phải nhận tiền lương do người thuê mướn lao động chi trả.

Dẫu thế, đôi khi cần tiến hành nhảy ùm một cái! Đảm bảo mình giật mình đôi chút với quyết định đó; nhận ra nỗi sợ cũng như biết ai đang quan tâm mình không bao giờ thừa thãi, lãng phí tâm trí cả.

Và dĩ nhiên, lời cuối, bất kỳ ai trong xã hội dân sự bây giờ nếu muốn lao theo ước mơ quyến rũ (nếu pháp luật không ngăn cấm thì vẫn nên được cộng đồng hiểu, tin và tôn trọng) có thể thêm vào những gì bên trên thứ trải nghiệm đặc thù cùng cái nhìn riêng có của bản thân.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top