Nỗi sợ mơ hồ

Chụp ảnh, gọi điện và xem chơi nhà mồ Tây Nguyên cạnh bóng cây muồng hoàng yến
Trong Bảo tàng Dân tộc học, du khách chụp ảnh, gọi điện và xem chơi ngôi nhà mồ Tây Nguyên cạnh bóng cây muồng hoàng yến

Người đàn ông tóc hoa râm ngồi đó, kể say sưa thành tích học tập của cậu con trai hồi còn ở nước ngoài; về điểm số, thành tích và giải thưởng… Ông không quên liên kết từ hồi thơ bé, khi cả chàng và cô em gái đều chỉ tự học ở trường làng, ôn luyện ngoại ngữ ra sao, thi đỗ vào Kinh tế Quốc dân…

Quán café vắng người. Nhân viên phục vụ lười nên bảo không có filtre; tôi dễ dãi đồng ý cho nhanh hình thức pha sẵn và bảo mình chịu, không biết người đi cùng quyết định ra sao… Ông vẫn giữ ý định đòi nâu nóng pha filtre.

Kết cục, tách filtre café được chủ ý đẩy về phía tôi. Và người đàn ông ấy tiếp tục nỗi băn khoăn khó tả tại sao con trai của ông giỏi giang và lành mạnh thế, giờ quay lại nhà thì bỗng dưng chuyển sang chỉ muốn ngồi thiền cả ngày, bày tỏ ý định đi tu, chẳng thiết làm việc kiếm tiền nữa. Lẽ nào chừng ấy thời gian học ở Mỹ về Luật kinh tế lại vứt xó… Ông không hiểu nổi điều gì đã khiến con trai mình mê thiền, thích đạo Phật đến độ quay ngoặt quyết định như vậy khi chỉ tình cờ tham dự một khóa học do nhà trường tổ chức cho sinh viên ở bên ấy.

Người đàn ông mở Smartphone cho tôi nghe một đoạn ghi âm đối thoại với giọng con trai. Ông trả lời rằng con trai ông biết và đồng ý để ông bật máy…

Thái độ, niềm tin và giá trị. Không đơn giản là câu chuyện xung đột giữa cha và con, về kỹ năng truyền thông liên nhân cách và gia phong, về sự hy sinh thầm lặng và kỳ vọng sâu xa, ước muốn bảo bọc cùng lo lắng sợ con trai lầm đường lạc lối; người đàn ông ngồi đây với khuôn mặt hoang mang bởi không thể hiểu nổi một tương lai tưởng chừng đã được sắp đặt khá bài bản, lý tưởng bây giờ rất có nguy cơ đổ sập tất thảy…

Tâm linh, tôn giáo và cái gì đó vượt lên trên khao khát đời thường cơ chừng còn quá xa lạ. Làm thế nào người bố cũng như các thành viên trong gia đình ấy học hỏi cách để chấp nhận một lựa chọn có vẻ quá khác thường, đủ bao dung và hiểu biết đặng tạo tác bầu không khí cởi mở, yên bình và hạnh phúc cũng như an toàn, êm ấm ngay cả khi một ai đó cất bước ra đi đến bờ bến mới?

Tiến trình tâm linh- trị liệu này chắc chắn sẽ đảm bảo phơi tỏ, bộc lộ mâu thuẫn của thân chủ với bố mẹ và em gái trước tiên là sự khác biệt song sau này truyền thông tốt hơn lên, họ không khó tìm thấy một mối quan tâm chung: làm sao ổn thỏa nếu cứ kiên quyết chối bỏ, chẳng dám thừa nhận rồi sống với thôi thúc nội tâm siêu việt?

Nghĩ về một truyền thống, trên xe bus, tôi nhớ ngay tới bộ phim tuyệt vời từng được xem chưa lâu lắm.

* Đọc thêm:

Ken Wilber. (2000). Grace and Grit: Spirituality and Healing in the Life and Death of Treya Killam Wilber. Boston: Shambhala

Thor Johansen. (2010). Religion and Spirituality in Psychotherapy: An Individual Psychology Perspective. New York: Springer.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top