Khiêm cung (humility), như một phẩm hạnh, thường bị buộc tội tồi tệ thật vu vơ. Nó dường như không phải là khái niệm thông dụng cho lắm. Nền văn hóa của chúng ta quá chú mục, nhắm vào việc mình nắm quyền (empowerment), lòng tự tôn (self-esteem) và thói quen yêu mê bản thân (self-love).
Dĩ nhiên, chẳng có gì sai trái khi nghĩ như thế cả song nếu đang lãng quên một nét đặc thù tâm linh thiết yếu thì liệu có thể xúc tiến sự trưởng thành và nhận thức tăng nhanh được chăng?
Chúng ta hay gán ghép phẩm khiêm cung vào mối quan hệ gần gũi cùng trạng thái bị quê độ, bẽ bàng (humiliation).
Theo nghĩa từ điển, khiêm cung là trạng thái nhún nhường, nhũn nhặn, đặt mình ở vị trí thấp, không quan trọng, không phô trương, tinh thần tôn trọng, tương kính hoặc sự phục tùng.
Như thế, khiêm cung là tự đặt bản thân thấp hơn trong con mắt của chính mình hoặc người khác. Trong xã hội phát triển định hướng cạnh tranh, thành đạt của chúng ta, ai muốn điều đó; các phẩm hạnh này nói chung chúng ta cơ chừng không ngưỡng mộ, thán phục.
Thuật ngữ “khiêm cung” theo Anh ngữ thì khởi nguồn của “humilitas” (Latin) còn có thể mang nghĩa là “sự tiếp đất (có cơ sở vững vàng)”, hoặc “thấp” (nghĩ về từ hài hước, đất giàu).
Dưới góc độ tâm linh, trạng thái khiêm cung dẫn dắt chúng ta tới một trạng thái ý thức cao hơn. Nhiều truyền thống nhìn khiêm cung như một phương thức nhất thống với Vũ trụ hoặc Thần thánh.
Trong Công giáo, bản thân khiêm cung là phương thức quy thuận với điều gì vĩ đại hơn, God, và điều thiện lành lớn lao hơn. Do nhìn nhận chính bản thân nguyên ủy nhỏ bé, phụ thuộc lẫn nhau hết sức sâu sắc với toàn thể đời sống, thế giới, và God, thật dễ dàng hơn để làm những vật chứa đựng cho ý chí thần thánh.
Từ “Islam” (Hồi giáo) tự thân nó có thể diễn giải nghĩa đen là khiêm cung, hoặc “quy thuận trước God”.
Với các nhà theo trường phái Lão gia, khiêm cung là quan trọng; người ta tin đó là sản phẩm của cõi Niết bàn.
Trong đạo Phật, khiêm cung là phương cách để không bị lôi kéo, cuốn theo vào cùng các ham muốn ngã mạn và đạt được giác ngộ. Chúng ta có thể nhìn nó như sự tự do thoát khỏi tính kiêu căng, ngu dốt và luôn lấy mình làm trung tâm. Nghịch lý thay, khi chính mình cởi bỏ khỏi các tính chất hạn chế này, chúng ta trải nghiệm sự triển nở, rộng khắp.
Vậy, khiêm cung có thể dẫn tới trạng thái siêu việt của sự tích hợp bản ngã. Một số trải nghiệm trạng thái “vô ngã” của ý thức cho phép họ đắm chìm xuống tận tự thân trạng thái “sinh thể”.
Từ đấy, chúng ta có khả năng nắm giữ các mặt, khía cạnh đối lập ở đời và vượt lên trên tâm trí thông thường. Chúng ta ngày càng dễ ôm choàng đời sống như nó là, trân quý tất thảy, bao gồm cả niềm đau nỗi khổ của bản thân.
Khiêm cung cho chúng ta nhận ra cách thức để trở nên từ bi và khôn ngoan. Mỗi một phẩm tính này dẫn tới một sự kết nối sâu sắc hơn và hoàn mãn, tràn đầy với toàn thể cuộc sống, cũng như trong phạm vi Tâm linh hoặc God.
Bất luận niềm tin ra sao, làm thế nào chúng ta có thể thực hành khiêm cung ở tầm mức đời thường hàng ngày và vẫn tiếp tục hoàn thành các mục tiêu đặt để sẵn rồi?
Một vài gợi mở sơ sài:
- Thiền định. Khi thiền định, tập trung vào God, Nguồn cội, Tâm linh bên trong chúng ta và mỗi một sinh thể, tạo vật ở đời. Tưởng tượng chính mình hòa làm một với tất cả và lưu ý đến những sự tương đồng.
- Làm cho người điều mình muốn họ làm cho ta. Giữ thói quen phục vụ theo một số cách nhỏ nhặt bất kể lúc nào tìm thấy cơ hội. Khi trợ giúp tha nhân, đừng chỉ chăm chắm mỗi bản thân. Chúng ta trải nghiệm sự liên kết với bản chất đích thực, một sự đóng góp với thế giới.
- Cho phép bản thân phạm sai lầm. Con người dễ mắc lỗi, và khi chấp nhận bản thân ít nhiều không hoàn hảo, chúng ta ôm choàng nhân tính trong mình; điều này giúp những người khác cũng hành xử giống thế.
- Giao tiếp, truyền thông với thiên nhiên. Khiêm cung là sự chắc thật, vững vàng của trạng thái tiếp đất. Dù đang ở đâu, ngay cả giữa chốn ồn ào, náo nhiệt của thành phố đông đúc người chung đụng, thử quan sát vẻ đẹp của trái đất. Dành đôi chút thời gian ngắm nghía bầu trời, thán phục một cái cây, lưu ý đến một cái lá cỏ. Thức nhận đủ đầy đời sống đang bao quanh mình.
Hãy tự hỏi bản thân mình có đang thực hành phẩm hạnh khiêm cung trong đời sống hàng ngày? Liệu mình có tìm thấy tự do đích thực trong trạng thái nhún nhường và luôn muốn phục vụ đời sống, tha nhân như thế?