Một cách tiếp cận đáng quan tâm trong các mối quan hệ thân tình

Giữa bao la trời đất, lòng người thừa ngục thất
Giữa bao la đất trời, lòng người thừa ngục thất

Đó là chu kỳ xà quần lại gần – lảng tránh (AAC); cũng có thể được biết đến như kiểu động năng kẻ theo đuổi – người giữ khoảng cách, quan hệ đẩy – kéo, sự phủ tràn đối lập với sự hờ hững.

Nói chung, đấy là một dạng kiểu mẫu hình hợp trội trong những mối quan hệ mà một người thì muốn nhiều hơn điều gì đó (hoặc muốn kẻ kia thay đổi ít nhiều này nọ): người theo đuổi, và cá nhân khác kháng cự hoặc thu mình: kẻ giữ khoảng cách.

Dạng thức nêu trên còn dễ được mô tả ví von rằng hai người “gắn bó với nhau bằng một khoảng cách bất di bất dịch”. Khi người theo đuổi tiến tới trước thì người giữ kẻ lại lùi ra sau; khi người giữ kẻ thu mình, người theo đuổi bị thôi thúc dấn bước lên.

Trong khi mọi người cần một sự cân bằng uyển chuyển và sống động giữa gắn bó và tự trị ở đời, công thức lý tưởng không khó thấy là sẽ có khác biệt từ người này đến người khác. Khi một người trong mối quan hệ muốn gắn bó nhiều hơn và người kia muốn tự trị thêm lên thì đây thường là cơn bão hoàn hảo cho một hiện tượng AAC phát triển, bùng vỡ. Với các cực đoan của nó, AAC thừa khả năng phá hủy một mối quan hệ bởi vì nó trở thành cuộc “chiến tranh” không ngừng nghỉ, xảy ra liên miên đủ khiến người trong cuộc cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và theo thời gian, tạo dựng nỗi niềm oán giận ở cả hai bên.

Dạng thức AAC có thể là mẫu hình uốn thành vòm toàn bộ mối quan hệ hoặc nó chỉ xảy ra sâu xa với vài vấn đề gây tranh cãi rất nóng sốt.

Trong hôn nhân, các vấn đề hay gặp bao gồm tình dục, tiền bạc hoặc cách làm cha mẹ; chẳng hạn, một người cơ chừng muốn tần suất ân ái tăng lên hoặc muốn dành thời gian chủ yếu cho con cái, học cách quản lý tài chính giỏi giang, tập trung cho việc nội trợ, nhà cửa hoặc muốn hẹn hò bên ngoài, đi chơi nhiều hơn…

Trong các gia đình hoặc tình bằng hữu thì nó có thể dính tới mức độ tiếp xúc cá nhân hoặc tầng bậc dấn vào đời riêng người khác; chẳng hạn, tần suất một người con đã trưởng thành đến thăm viếng bố mẹ hoặc mức độ bạn bè tin tưởng thể hiện dành cho nhau.

Đấy là sự lôi kéo, quyến rũ mỗi người nghĩ rằng họ đúng và kẻ kia sai, song đích thực nó thường là vấn đề của khung tham chiếu riêng và cả hai phải chịu trách nhiệm về phần mình với chuyện kéo dài dây dưa ấy.

Trong AAC, người theo đuổi muốn nhiều tiêu điểm cho “chúng ta” và kẻ giữ khoảng cách thì muốn nhiều tiêu điểm tập trungcho “tôi”. Người theo đuổi dường như đặc biệt tỏ ra chức năng khống chế mối quan hệ, còn kẻ giữ khoảng cách lại không nhiệt tình đảm trách, lơ là chức năng.

Nỗ lực của người theo đuổi muốn làm cho kẻ lảng tránh “lên tàu, xuất phát” tạo cảm nhận như sự trình diễn, gây áp lực, kiểm soát, hoặc phủ trùm đối với người giữ khoảng cách. Sự kháng cự của người giữ khoảng cách tạo cảm giác giống việc chối từ, ruồng rẫy hoặc thiếu vắng niềm yêu thương/ quan tâm chăm sóc đối với người theo đuổi. Mỗi người dần trở nên ngày càng cố đào hào, dựng tường lũy thủ thế riêng và họ tạo thêm nhiều giả định lẫn đánh giá về các động cơ, dự tính của người kia. Mỗi một người lại gắng sức để giành “phần thắng”, do đó làm ra một trận chiến đầy tiềm năng cho các tai nạn, thương tích nghiêm trọng kèm theo. Không bị ngăn cản hoặc kiềm hãm, sự phá hủy có thể thành chuyện tất yếu, không thể đảo ngược.

Tin tốt lành là nếu một trong hai bên chí ít nhận ra và đập gãy mẫu hình ấy từ khá sớm ban đầu, mối quan hệ dễ được cứu chữa vừa kịp thời và hiệu quả. Chắn đứt mẫu hình nghĩa là người theo đuổi chấm dứt việc rượt đuổi hoặc kẻ lảng tránh thôi giữ khoảng cách nữa.

Nói khác, người theo đuổi giảm thiểu tiêu điểm “chúng ta” và tăng thêm sự tập trung cho “tôi”. Họ dừng chuyện mong đợi nhau thay đổi và tập trung nhiều hơn những gì thực sự đang diễn tiến với sự kiểm soát, điều chỉnh (suy tư, cảm nhận và hành vi mỗi người). Hoặc người giữ kẻ kia kết thúc vụ thu mình, chống kháng rồi khởi sự trải lòng ra với người theo đuổi hay tạo nên vài nỗ lực thấy được của ước muốn thay đổi. Cả hai cá thể gắn bó bằng một khoảng cách bất di bất dịch như thế, khi một người dừng đẩy hoặc kéo thì thường kẻ kia sẽ hưởng ứng phù hợp theo cùng.

Không hề đơn giản để làm tình hình chuyển biến chút nào khi hành vi đã thâm căn cố đế vậy rồi. Cũng rất khó khăn để từ bỏ những hành vi ấy khi tồn tại một nỗi sợ mạnh mẽ của việc bị ruồng rẫy, bỏ rơi hoặc giữ kẻ. Trong những tình huống tương tự, một nhà tâm lý có kinh nghiệm trong trị liệu gia đình hoặc hôn nhân có thể trợ giúp một bên hoặc cả hai vượt thoát tiến trình. Dĩ nhiên, thậm chí cũng có một nguy cơ là khi mẫu hình bị bẻ gãy, một hoặc hai người có thể còn duy trì tiếp tục sự bất mãn với mối quan hệ khiến khó hòa giải các nhu cầu, mong muốn và giá trị khác biệt nhau.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top