Tôn trọng nhân phẩm và phát triển tính cách khác biệt: định kiến đến từ đâu ? (2)

Nhìn vào trong, thấy không gian đầy đến nao lòng.
Nhìn vào trong, thấy không gian đầy đến nao lòng.

Tiêu đề cho đôi ba bài về sự định kiến, cái nhìn tôn trọng sự khác biệt cũng như cách đánh giá mang tính đạo đức của giới hành nghề tâm lý – giáo dục đối với những nhân vật công chúng vốn được tôi cố ý ‘bắt  chước’ bài này (tên ban đầu là “Nên tôn trọng sự khác biệt của ‘bà Tưng'”).

Như thiên hạ vẫn bảo, khôn ngoan thì không gì khác hơn là nỗi đau được chữa lành.

Thực tế, việc đào tạo người ta về sự khác biệt không dập tắt được sự định kiến; thậm chí, nó còn làm sự định kiến tăng lên nữa. Hình thức triển khai khá đa dạng từ việc khái quát những gì nên nói và không nên nói, cho đến việc nhóm họp mọi người trong phòng, đứng giữa sân và đề nghị họ xếp loại bản thân theo các nhóm tự nó khách quan như giống, tuổi tác, và sắc tộc; hoặc tinh tế hơn như việc trải nghiệm, thích và không thích, và niềm tin: mỗi nhóm có thể chia sẻ chút ít về cách thức họ nhìn bản thân như một nỗ lực để giáo dục những người khác.

Thường thì có hai lý do để đào tạo sự khác biệt. Một, ngăn ngừa vụ việc liên quan đến pháp luật; hai, tạo ra một môi trường hài hòa mà trong đó mỗi thành viên được tôn trọng, sáng giá, và hoàn toàn có thể được tưởng thưởng vì tài năng riêng có (điều này góp phần làm giảm định kiến, tăng sự đa dạng giữa cộng đồng người làm công và quản lý chẳng hạn).

Một nghiên cứu của đại học Harvard với 829 công ty qua 31 năm chỉ ra rằng, việc đào tạo sự khác biệt “nói chung không có tác dụng tích cực trong môi trường làm việc”. Thái độ, và sự đa dạng của các tổ chức, vẫn duy trì như cũ.

Đích thị, điều này không đáng ngạc nhiên, bởi vì bất kỳ ai từng bị mắng mỏ thì quen thuộc với xu hướng chống lại sự mắng mỏ.

Dĩ nhiên, còn điều gì sâu xa hơn thế nhiều. Khi người ta phân chia thành các nhóm loại nhằm minh họa cho ý tưởng về sự đa dạng, nó củng cố ý tưởng về các nhóm loại. Đây chính là vấn đề định kiến căn bản; người ta không định kiến chống lại con người đích thực, họ định kiến chống lại các nhóm loại. Tỷ dụ. “Chắc chắn rồi, Đ. là gay”, họ la lên, “song anh ấy không giống với các bạn gay khác”. Vấn đề của họ không phải với Đ. mà với người đồng tính nam nói chung.

Những sự nhóm loại, phân chia hạ thấp, làm mất tính người; chúng đơn giản  hóa mức độ phức tạp của một con người. Do đó, chú mục vào con người thuộc loại, nhóm làm tăng lên thêm sự định kiến.

Cần nhắc lại kẻo quên rằng, định kiến là một xu hướng. Hầu hết các định kiến (ví dụ, thích ăn thực phẩm thay cho các loại giấy báo, hoặc giả định ai đang tức giận thì cần đề nghị họ đi ra ngoài) là rất hữu ích. Song mình sẽ gặp chuyện và các biện pháp ý thức nhanh chóng, trực tiếp hơn đó có thể là nguyên nhân khởi tạo rắc rối khi ta không nhận ra chúng và áp dụng chúng thiếu thích đáng, không phù hợp, khiến mình đưa ra các quyết định đột ngột hoặc bộc lộ sự phân biệt đối xử (thường gặp, phân biệt chủng tộc và định kiến giới). Việc soát xét, kiểm tra định kiến (vì sao con gái miền Tây hay làm nghề nhạy cảm?) đòi hỏi trạng thái cân bằng sắc sảo của tự ý thức (self- awareness).

Giải pháp vì vậy, thay việc nhìn con người như nhóm, loại, mục, hạng thì nên nhìn con người như con người mà thôi; ngừng đào tạo con người ta ráng chấp nhận sự đa dạng. Huấn luyện người ta làm công việc của họ với tập hợp đa dạng các cá nhân; không phân loại con người.

Vượt trên sự tương tự và đa dạng đối với tính cá nhân (ý nghĩ “ai đó giống mình’ có thể là lỗi lầm). Giúp họ nhìn Đ. không phải là cậu gay con lai da đen vùng khu Bốn, mà chỉ nhìn Đ. như Đ. thôi; dù Đ. là gay, con lai da đen, nói giọng đặc trưng vùng khu Bốn song cậu ấy phong phú và siêu vượt trên những điều đó nhiều.

Đừng củng cố thêm sự gán nhãn Đ. vì điều đó sẽ phục vụ cho việc tạo mẫu rập khuôn cậu ta; hãy làm tỏ lộ sự độc sáng, riêng có của Đ. Thay vì hỏi: ước mơ của một cậu gay con lai da đen vùng khu Bốn là gì, hãy đặt ra cụ thể: ước mơ của Đ. là gì; cậu ta đáng ghét chỗ nào; đâu là đam mê của Đ.?

Nghĩa là, hãy giúp người ta nhận ra thật không dễ chút nào trong việc giao tiếp với đủ các cá nhân này khác. Và đào tạo kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng truyền thông ngõ hầu giúp họ học cách lắng nghe và hồi đáp với nhau– bất luận mức độ khác biệt đến thế nào– vốn là điều căn cốt kiến tạo nên một môi trường sống đảm bảo mọi người hài hòa và thân thiện.

(gõ xuống phần sau ngay khi thuận tiện)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top