J. Soi (27): Trẻ nhỏ, trường học và lòng từ bi

Từ bi là em từ tốn đi, không vội vã chạy ngay, khi có ai đấy cần bạn đồng hành bên cạnh.
Từ bi là em từ tốn bước đi cùng, không vội vã chạy ngay, khi có ai đấy cần bạn đồng hành bên cạnh.

Đọc loạt bài về giáo dục đạo đức, thực trạng lối sống và nhân cách học sinh khá mệt mỏi; chả biết bản thân ước muốn thư giãn đến độ quá lớn lao mà lại bỗng nảy sinh ý nghĩ nghịch ngợm rằng trả lời ra sao đây nhỉ, nếu có cháu nhỏ viết thư hỏi như nội dung tương tự bên dưới.

Thưa bác, cháu có chút chuyện muốn nhờ bác chỉ dạy. Ở lớp cháu có một bạn cứ hay hỏi bài hoài, còn đòi cháu kèm cặp tận tình mỗi khi đến gần kỳ kiểm tra nữa. Cậu ấy lười lắm í; ngồi trên lớp, chẳng chịu tập trung nghe cô giáo giảng bài.

Cháu cảm thấy mình ích kỷ và không thoải mái chút nào mỗi lúc đưa ra các câu trả lời cho bạn í, vì cháu nghĩ mình đã phải cực nhọc, dành nhiều thời gian mới phát hiện được lời giải.

Liệu như vậy cháu có thiếu lòng từ bi không hả bác?

Ờ, hỏi thế thì đố dám cao đàm khoát luận, nói toàn những ý tứ cao siêu (“dân chạy theo không kịp”, nguyên văn từ một cán bộ Học viện Phụ nữ), bàn chuyện Đông Tây kim cổ, trên trời dưới đất, dẫn lời các bậc tổ sư, trích học thuyết Âu Mỹ tân tiến đủ cả.

Trước khi hắng giọng hồi đáp, nói ngay là con bé thể hiện tâm tình dễ thương quá (hoặc thậm chí có thể tưởng tượng phụ huynh chắc dễ thương không kém, bởi ai biết đâu, bố mẹ cháu muốn mượn vai này đặng xem xem bác ấy đối đáp như nào chăng.)

… Cháu gái à, sự thật là, ngay cả khi cậu bạn cùng lớp tỏ ra lười biếng kia có sao chép bài tập về nhà của cháu liên tục đến mấy thì cậu ấy có thể chẳng bao giờ bộc lộ sự giỏi giang hơn trong dài hạn đâu; vì sự lười biếng ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới tính cách, việc ôn tập, niềm say mê học hành, năng lực làm bài kiểm tra, và chắc chắn cả tương lai công việc khi vào đời nữa.

Do đó, khó xảy ra chuyện điểm số của bạn í vượt cao hơn điểm số của cháu được. Cơ chừng cháu có thể đệm sẵn nỗi niềm thầm kín vừa nêu trong cách cháu dùng từ ngữ đối đáp để chia sẻ bài vở với bạn í, vào cách thức mình đích thị làm người phụ đạo trợ giúp bạn í học tốt hơn và đạt điểm cao hơn.

Thật hay để bảo cho cậu ấy biết rằng dù cháu không nỡ nào ghét bỏ hoàn toàn, song thú thiệt là mình chẳng thích thú chia sẻ tất tật mọi lời giải cho bạn í.

Chuyện là, nếu cậu ấy bí với một số câu hỏi đặc biệt nào đó, liệu mình có ổn thỏa đặng tận tình đưa ra các câu trả lời tương ứng không nhỉ? Đây há chẳng phải là sự uyển chuyển mềm mượt, thiện xảo đó sao? (tra từ điển tiếng Việt nếu không hiểu nghĩa cháu nhé!).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top