Tưởng nghĩ gì khi nhìn thấy tiền rơi trên đường, và kẻ khác thụt két quỹ công ty ?

Những phiền muộn được mùa, nơi lòng người ấp ủ...
Những phiền muộn được mùa, nơi lòng người ấp ủ…

Giả sử tôi nhìn thấy ví tiền rơi trên phố và quyết định không nhặt lên, phòng trường hợp chủ nhân của nó quay lại tìm ra, vì gì gì chẳng phải tôi sở hữu…

Tuy vậy, nếu nhặt nó lên, tôi có thể cúng dường hoặc ủng hộ cho quỹ từ thiện; kẻo lỡ ai đó khác lượm được, họ có thể thủ riêng cho bản thân. Trong trường hợp ấy, liệu để mặc tiền không chạm vào là đang ‘trợ giúp’ người đó tạo nghiệp xấu, và do vậy, bản thân tôi cũng vạ lây?

Nếu bạn nhặt tiền lên, ngay cả để làm từ thiện, rồi khi chủ sở hữu quay lại không thể tìm thấy nữa, điều đó có thể không tử tế cho lắm, ngay cả chẳng phải dành cho chính bản thân mình.

Tốt hơn là giữ tiền, đợi chủ nó quay lại. Nếu số tiền đáng giá, nên cầm lấy rồi đem đến báo cảnh sát. Nếu số tiền không lớn lắm và mình chẳng đợi lâu nổi, thử nhìn xung quanh, có vẻ khách qua đường tuyền chính trực cả thì ổn thỏa là cứ để nó ở chỗ cũ. Nếu nơi chốn ấy không thế thì khôn ngoan hơn là đem quyên cúng.

Nghiệp (karma) được tạo tác bởi hành động cố ý, chủ tâm.  Như vậy, nếu không có ý định cho những người khác để tự họ nhận tiền, không tạo ra nghiệp xấu. Sự thật, thậm chí một số cảnh sát có thể tham nhũng; dẫu thế, nếu mình chuyển tiền tới cảnh sát với dự tính để nó quay về với chủ sở hữu, kể cả nó bị bỏ túi hết sức bí mật, về phần mình không có nghiệp xấu.

Dĩ nhiên, nếu chắc chắn rằng nó sẽ bị đánh thó khi chuyển nó qua, điều này tạo nên nghiệp xấu.

… Những suy tư dính dáng dự tính đạo đức trên cũng nảy nở và ứng dụng tương tự với tư cách độc giả lẫn người trong cuộc qua câu chuyện kèm hình ảnh đọc thấy về nhân vật Mr. Dam và lão nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.

Liệu mình có nên phát ngôn làm hại người khác để làm sạch nghiệp xấu của họ?

Thảng hoặc khi những điều hết sức tồi tệ xảy đến với ai đó (nghiệp nặng) thì thiên hạ dễ tự tin phán ngay rằng “Đó là nghiệp chướng của mày. Mày phải trả giá cho những gì từng thể hiện xấu ác trong quá khứ.” Nói khác đi, người ta cơ chừng đang phát biểu: “Đáng kiếp mày!” Đích thị là một lời quá chừng khủng khiếp; nó đem muối chà xát vào nỗi đau kẻ khác, trong khi chẳng trợ giúp điều gì thực tiễn.

Sự thật, cũng nên trợ giúp cho những ai thừa hưởng nghiệp tốt nữa. Hãy lắng nghe thật tỉnh thức trái tim mình, và đừng đòi hỏi công bằng một cách dại dột, mù quáng cho bất kỳ hạt giống phá hoại và sự chây lì, bất động không hề mang tinh thần xây dựng nào; nên thay thế nó bằng công cụ hậu thuẫn cho điều thiện lành.

Biểu đạt sự ghét bỏ, thù hận là nuôi dưỡng, bổ sung dầu cho ngọn lửa bùng to lên mà như thế, càng tạo nhiều nghiệp xấu thêm lên. Khi ai đó đau đớn cho kẻ khác, thực sự họ cũng làm cho nghiêp xấu của chính bản thân chín muồi. Song chẳng cần thiết đớn đau vô ích bởi vun bồi, chăm sóc cho sự hận thù, ghét bỏ. Chỉ thực hiện, tiến hành làm điều đúng đắn ở tình huống đúng với sự khôn ngoan và tuyệt không thù hận, ghét bỏ.

Liệu mình cứ để mặc cho nghiệp biểu tỏ sự công bằng?

Một bà nọ thấy đồng nghiệp nam đều đặn và kín đáo thụt két công ty. Khi tài khoản cá nhân của anh ta tăng vụt, bà này đã không tố cáo, sợ rằng anh kia sẽ phủi bỏ đơn giản sự cáo buộc và thậm chí khiến cho cuộc đời bà ta khốn khó hơn.

Để tránh dội ngược, giải pháp là bà ta có thể tố cáo nặc danh lên lãnh đạo cấp cao hơn. Tuy thế, bà ta chỉ nuôi dưỡng sự oán giận anh kia, trong khi cứ huênh hoang kể lể không ngừng về tên trộm với bạn bè và gia đình mình, càm ràm phù phiếm với ai khác, hơn là với những người cần nghe thấy. Khi được khuyến khích tố cáo, bà ta đơn giản bảo rằng mình tin chắc vào quy luật nghiệp quả, rằng kẻ xấu ác rồi ra trước sau cũng phải gánh chịu trái đắng cho hành động của họ, và rằng nếu bà ta tố cáo tên trộm thì có thể tạo nghiệp xấu cho bản thân vì anh kia còn nghĩa vụ phải chăm lo gia đình riêng. Bất hạnh thay, đa phần vì sự biển thủ trên, công ty bị phá sản sau đó!

Đây là ví dụ điển hình cho việc hiểu nhầm và ứng dụng sai trái tác động của nghiệp quả. Sự thật, với đủ thời gian, với chuyện vắng bóng ăn năn và các điều kiện hiện diện thích hợp, cánh tay dài ngoẵng của nghiệp  quả đang dần chạm tới và túm bắt gã đàn ông tội lỗi. Vậy, mối nghi ngại của người phụ nữ kia là gì? Lỗi lầm lớn nhất của bà là chần chừ không chỉ ra tội của anh kia, do đó cho phép quan hệ của họ duy trì dây dưa mãi.

Điều làm hại ở đây? Vô cảm bởi sự im lặng để mặc anh kia đánh thó công quỹ dẫn tới công ty đổ sụp, kéo theo nhiều người mất việc làm, kể cả bà ta. Đấy là cách thức phá hoại mà tội lỗi không bị ngăn trở có thể dẫn đến.

Nghiệp xấu tạo nên chỉ khi dự tính hành động là xấu xa, dựa trên tham lam, thù hận và điên đảo hoang tưởng. Nếu người phụ nữ định vị vấn đề mà không kèm theo ba thứ độc dược vừa nêu, thay vào đấy bằng sự từ bi và khôn ngoan cho gã đàn ông kia, gia đình anh ta và công ty thì bà ta sẽ không tạo nên nghiệp xấu nào khác. Nghịch lý thay, phát ngôn của bà ta được khởi động bởi sự thù ác với việc làm tàn hại của gã kia đã kiến tạo nên nghiệp xấu!

Rắc rối hoặc phiền phức, chúng ta là chủ nhân sở hữu của nghiệp chính mình.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top