Ngay cả khi tuyên bố chúng ta “tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc“, dĩ nhiên, ấy là bộc lộ quyền của người lớn trưởng thành thì giờ đây, câu hỏi vẫn tiếp tục còn bỏ ngỏ với trẻ em.
Lắng nghe “Lời thề Độc lập” của một thế hệ, việc tự do học hỏi chưa hề được ưu tư đặt ra. Và lần nữa, ngắm nhìn hình ảnh ngày Quốc khánh đầu tiên cũng chẳng xóa nổi cảm giác lo lắng cho tinh thần nô lệ do kém hiểu biết, thiếu tri thức cần thiết để người dân sống yên an và hạnh phúc.
Thử cảm giác sống với ngày đầu tiên khi thiên hạ không còn tin rằng hệ thống bắt buộc của trường học là yếu tính để trẻ em trở thành người có giáo dục. Chúng tin nó không phải vì đôi mắt riêng có và lương năng thông thường bảo đó là sự thật, mà do mọi người bảo đó là sự thật và vì thế, phải vậy.
Nhiều người thậm chí không nghĩ nhiều về điều này; họ chấp nhận nó là sự thật khỏi phải lăn tăn. Bản thân họ ghét trường học, song bất luận gì thì vẫn dễ chấp nhận giả định trường học là cần thiết.
Gợi nhớ lá thư xin vào trường Thuộc địa của người trẻ Nguyễn Tất Thành, trong đó chàng trai xứ Nghệ mong muốn hữu ích cho nước Pháp và làm cho đồng bào mình thụ hưởng những lợi ích của học vấn. Dự tính ra nước ngoài học hỏi văn minh nước người như thế quả nhất thống, tán đồng về việc chỉ ra 10 lỗi lầm của nước nhà Việt.
Khi vui chơi, không gian cho trẻ cảm giác về sự tự do: tự do học hỏi bằng cách lắng nghe chính bản thân mình, và tự do để tin tưởng bản thân.
@ Cập nhật (03.9.2013).
Thực tế, không phải không có phụ huynh cảm thấy việc bắt buộc trẻ đến trường là đang làm hại chúng và phá vỡ đời sống gia đình khuyến khích chúng làm theo những gì chúng cảm nhận. Đặc biệt, với các gia đình không đi theo lối giáo dục chính thống sẽ càng tạo điều kiện cho người ta suy nghĩ sâu xa hơn về trẻ em, giáo dục, và đến trường học (và về sự khác biệt giữa giáo dục và đến trường học), và điều này sẽ nâng cao sự thay đổi cách thức xã hội đối xử với trẻ em.
Một năm học mới lại bắt đầu đi kèm với các vấn đề chính sách và hàng loạt ì xèo về tiêu cực xã hội, phân biệt đối xử và mối quan hệ thầy trò gây tổn thương lớn lao kiểu như với lời phê: “Em là nỗi nhục của bộ giáo dục”.
Chúng ta cần ngừng suy nghĩ việc giáo dục trẻ em và nên khởi sự tư duy về cách thức làm sao cung cấp các điều kiện tối ưu hóa năng lực trẻ em để trẻ tự giáo dục bản thân. Đó là những gì trẻ vốn được thiết kế về mặt sinh học để thực hiện, song chúng sẽ làm tốt với các điều kiện đi kèm vốn rất, rất khác biệt so với các điều kiện hình thành ở các trường học tiêu chuẩn.
Các điều kiện cần bao gồm tự do không giới hạn để chơi đùa và khám phá, tiếp cận với các chuyên gia người lớn, tiếp cận các công cụ của văn hóa, thoải mái trộn lẫn trẻ em và vị thành niên các lứa tuổi, và sự nhúng mình vào một cộng đồng địa phương mang tính bền vững, đạo đức, quan tâm chăm sóc. Có thể nói, tất cả các điều kiện này được cung cấp với chi phí ít tốn kém hơn nhiều với việc đầu tư các trường học đôi khi gợi tâm trí liên tưởng ít nhiều đến sự bó buộc và khá khắc nghiệt như nhà tù, trại cải tạo.
Dĩ nhiên, dưới cái nhìn tự do học hỏi thì sự ra đời như kiểu trường học đặc biệt thật đáng khích lệ, hoan hỉ.