Giá trị thực sự của “miễn phí”

Trăm vạn nẻo đường, muôn lối tỏa hương
Trăm vạn nẻo đường, muôn lối tỏa hương

Bài viết “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” đang gây tranh cãi, đa phần theo hướng phê phán trên fb (quan điểm cơ bản tập trung ở đây).

Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề.

Ngược lại, mô hình kinh tế này gây cạnh tranh bất bình đẳng, dồn nhiều lao động ngoại tỉnh về trung tâm, làm suy yếu nghị lực bản thân của người tìm đến ăn, rõ ràng chả việc gì phải cày cuốc kiếm ăn mửa mật, khi mà ăn 1 bữa no tới 24 giờ kế tiếp?

Vậy hãy phân vân một chút, điều gì sẽ xảy ra nếu có một trăm quán cơm “2000 đồng” như thế?

Làm thế nào “miễn phí” có thể tạo nên giá trị thực sự?

Trước hết, thường thì các tổ chức từ thiện có hai mục tiêu chính: một, làm lan rộng sự hiểu biết về một vấn đề cụ thể; hai, trợ giúp vấn đề.

Các hội cứu trợ chuyên về môi trường chẳng hạn, giúp người ta học hỏi các hiểm họa đối với khí hậu và tính mỏng manh của hệ sinh thái trái đất.

Còn tỷ dụ, một ngân hàng thực phẩm nói chung thì nhắm tới nuôi sống những người nghèo đói.

Khi mục tiêu của một hội từ thiện là giúp đỡ mọi người thì rồi đây mọi người càng biết nhiều về nó, người ta sẽ càng quan tâm để cho tiền nó. Ý tưởng: khi mọi người biết nhiều về hội từ thiên, họ sẽ giả định rằng hội ấy phải làm nhiều việc tốt, và vì vậy, tiền của họ sẽ được sử dụng rất tốt lành.

Khi mục tiêu của một hội từ thiện là mở rộng nhận thức thì khi mọi người biết nhiều về nó, điều ấy có thể thực sự gây hại. Ý tưởng: nếu một vấn đề đã đích thị thấu hiểu rõ ràng rồi thì hội từ thiện có thể không nhất thiết cần họ giúp đỡ để mở rộng nhận thức thêm nữa.

Được nói chuyện với anh Nguyễn Hồng Ánh (banbe6x), người Quản lý quán cơm, tôi càng thấm thía những suy nghĩ tuyệt vời của các anh chị sáng lập và điều hành quán cơm này. Các anh chị chủ trương rất rõ ràng, cung cấp suất ăn cho những người nghèo khó không phải là mục đích cuối cùng mà trên tất cả là cung cấp cho họ hương vị của lòng tốt, lòng nhân ái, và để rồi lòng nhân ái này sẽ lan toả đi khắp nơi…

Quay lại với câu hỏi nêu ra bên trên. Tính khoa học hấp dẫn của nó là như này: khi chúng ta nhìn thấy một người hoặc một tổ chức chăm sóc, quan tâm những người khác thì điều này có thể khiến bộ não mình phóng thích hóa chất thần kinh oxytocin. Và khi oxytocin được phóng thích, chúng ta cảm thấy một sự gắn bó. Nói khác đi, oxytocin là hóa chất cơ bản cho các khách hàng trung thành; bởi thật khó khăn để không ưa thích một công ty đang truy cầu để làm điều tốt.

Cũng cần biết rằng, con người bị thúc đẩy bởi nhiều điều khác nhau trong những thời điểm khác nhau; đôi khi họ nhắm tới việc nhận được phần tốt nhất cho bản thân; lúc khác họ lại bị kích động bởi lòng bi mẫn và sự rộng lượng. Nói như nhà quản lý trứ danh Peter Drucker thì con người ta “gồm nhiều loại khác nhau, thường là khó đoán định, luôn luôn đa chiều kích”.

Như thế, quan tâm tới cộng đồng là cách thức thông minh để duy trì một khách hàng luôn sẵn lòng cam kết trung thành với mình. Và nếu chú trọng quan tâm cả đến khía cạnh sức khỏe của khách hàng thì càng tuyệt vời.

Mặt khác, làm điều đúng cho những người khác hàm nghĩa rằng mình giúp đỡ người ta khi họ đang cần. Đấy là tình huống cả hai cùng thắng (win – win) vì đó cũng là điều đúng ta làm cho chính bản thân mình nữa.

Đã đến lúc, thay vì nói “hãy cho chúng tôi biết bạn là ai, chúng tôi có thể quyết định bạn đã đủ tốt hay chưa”, hãy khẳng định với nhau rằng “hãy cho chúng tôi biết bạn là ai, chúng tôi có thể giúp bạn trở thành con người đó”.

Deepak Chopra đã nói về nghệ thuật cho tặng:

Mỗi quan hệ là một dạng của cho và nhận. Cho khởi tạo việc nhận, và nhận nảy sinh việc cho. Những gì đi lên phải rơi xuống; những gì thoát ra phải quay về. Thực tế, nhận là điều tương tự cho vậy, bởi vì cho và nhận là các khía cạnh khác nhau của dòng chảy năng lượng trong vũ trụ.

Cuộc đời vốn đầy rẫy nghịch lý, và như Kent M. Keith chỉ ra: Nếu bạn làm điều tốt, bạn bị cáo buộc là đang che giấu ngấm ngầm động cơ vị kỷ nên hãy cứ làm điều tốt như thường nhé!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top