Vài suy tư đầu tuần hư sự

Giấu một làn hương để tình thương lan vào trang sử
Giấu một làn hương để tình thương lan vào trang sử

Con người ấy nhỏ nhắn, vốn là thầy giáo dạy Sử để rồi đi vào lịch sử dân tộc như một vị tướng tài ba xuất chúng của quân đội hiện đại. Con người ấy cũng có cả số phận trớ trêu như định mệnh dân tộc này: bị áp bức, phải tìm cách tồn còn, và sống uyển chuyển đặng vừa bảo vệ tính mạng vừa làm được cái gì đó mà ông nghĩ sẽ có lợi cho sự nghiệp chung, thậm chí, trung thành hết mực với Đảng và tuyệt không hề hối tiếc chút chi, ngay cả khi tổ chức giao cho ông đảm nhận chức trách Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có Kế hoạch.

Dĩ nhiên, vượt trên tất cả mọi nỗi niềm trái ngang gây tranh cãi thì khó phủ nhận điểm quy tụ nổi bật: người Việt Nam ngưỡng mộ năng lực của một nhà cầm quân lừng danh đã chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc. Và vì thế, không có gì lạ rằng khi ai đó tỏ ra quá giỏi giang, siêu tuyệt trong một lĩnh vực thì sự khâm phục ngây ngất khiến  mình thấy khuynh hướng ấy được lây lan sang các địa hạt khác (cái gọi là “hiệu ứng vầng hào quang” quen thuộc). Nên thiên hạ mong đợi ông sẽ đứng mũi chịu sào cho một trận chiến đấu mới, đặt hy vọng vào vị thủ lĩnh hiệu triệu lòng dân lúc đất nước bước sang giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội thời dân sự, hòa bình (và sự gãy đổ niềm tin ấy quá dễ tạo nên đủ thứ cáu giận ngấm ngầm hoặc công khai chỉ trích).

Vì thế nên cái chết dù quá chừng đáng sợ và gây kinh khiếp giữa ánh sáng ban ngày với hết thảy chúng sinh thì nó chắc chắn sẽ đỡ làm mình hoang mang, bơ vơ nếu chúng ta cứ tiếp tục sống trong một số phương thức sau khi qua đời, dẫu thông qua những người mình yêu thương mang tính biểu tượng hoặc biểu tỏ qua các niềm tin tâm linh. Nói khác, chúng ta si mê các thần tượng bởi vì họ là một phần tích hợp của văn hóa; họ tạo ra nó trong thế giới quan mà chính chúng ta cứ cố bám chặt hết sức kiên trì. Bởi việc thờ phụng, tôn vinh hình ảnh vị khai quốc công thần cuối cùng ở mức độ và phạm vi nhất định, giúp chúng ta cảm thấy như thể mình đang dính dáng sâu xa trong hệ thống niềm tin/ nguyên nhân vô cùng trọng đại, to lớn này.  Vả, điều đó dễ khiến mình cảm thấy ấm áp, nồng nàn và mơ hồ hư thực, tựa các vấn đề trong đời vậy, cái chết không còn kiến lập sự nhói buốt, cay đắng rất khủng khiếp.

Lần nữa, cần đo lường nghiêm túc các tác động do cái chết nổi bật rờ rỡ của nhân vật nổi tiếng gợi lên. Nghiên cứu chứng thực, người ta cảm thấy thái độ tích cực hướng về nhân vật lỗi lạc ngay lần đầu tiên họ được nhắc nhở về cái chết; nó khẳng định ý tưởng người ta đương đầu với nhận thức rằng họ sẽ chết bởi việc không ngừng yêu thương bản thân dựa trên một số yếu tố lừng danh, nổi tiếng ấy.

Khi vị tướng già lại xông xáo và xuất chiêu trên mặt trận không tiếng súng và ông thất bại, chúng ta mất niềm tin nơi ông– dù biểu tỏ ra ngoài rõ ràng, cụ thể hay không. Dấu hiệu căn bản mang tính văn hóa thuộc về thế giới quan này của chúng ta đã bị bẻ gãy ở chính khâu then chốt trong hệ thống niềm tin, dù ông tuyệt đối thủy chung như nhất mà không hề lừa dối.

Thật bi hài, trên một vài mức độ thiết thực, chúng ta càng cảm thấy quá chừng bức bối, không thể thoải mái nổi trước cái chết khó tránh khỏi đang đến khi thần tượng của lòng mình ngã đổ từ từ trong thầm lặng rồi nằm xuống hẳn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top