Lòng vòng khát khao định danh

khủng
khủng

Quả hơi ngại ngần xen lẫn mệt mỏi chút khi bất chợt buộc phải chạm tới vài ba khái niệm tưởng chừng nắm vững lắm rồi song hốt nhiên phát hiện ra rằng bé cái nhầm. Ấy là khi người ta cứ tưởng thế quá rõ ràng, song đối tác thì tuỵệt không thèm nghĩ như vậy.

Chẳng hạn, trước hết phân biệt giữa “cần” và “muốn”. Để làm sáng tỏ, có thể dẫn mục từ “Cần” (need) trong Từ điển Tâm lý học (Cambridge, 2009):

  1. Bất kỳ thứ gì thiết yếu cho sự sống còn của một sinh thể (organism);
  2. Khao khát bất kỳ thứ gì thiết yếu cho sự sống còn của một sinh thể;
  3. Một khát khao điều, họat động, hoặc trạng thái khá đặc thù thiết yếu cho sự trải nghiệm an lạc của một sinh thể, như nhu cầu sáng tạo hoặc vui chơi.

Như thế, hình dung các tầng bậc, mức độ của sự khát khao (desire):

  • Ước ao (wish)
  • Want (muốn)
  • Cần thiết (need)

Nói khác đi, cần là điều phải có cho sự sống còn như chúng ta cần không khí để thở; vì thế, chúng ta muốn không khí trong lành, sạch sẽ; trong bối cảnh này, muốn là nỗi khát khao. Tức, cần là điều nhất định phải có để người ta tồn tại, muốn là sự tham lam, khát khao là thứ mình ước ao. Cần có thể sẽ bị hạn chế; muốn sẽ bị ngăn cấm; còn khát khao, tức cần thì mang tính cưỡng bách, thúc ép; muốn là sự lựa chọn, khát khao thì tìm kiếm…

Ở góc nhìn khác, cần thể hiện sự đau đớn, thiếu thốn; muốn: đòi hỏi, khát khao thì mong mỏi, thuộc về.  Ví dụ, giá mà có nhiều tiền, muốn có chiếc xe mới, cần nhiều thời gian hơn.

Vậy tình dục là một nhu cầu, điều cần thiết hay một ham muốn? Để khẳng định tình dục không phải là điều bắt buộc phải có để sống còn, không nhất thiết thuộc nhu cầu cơ bản như ăn uống, ngủ, hít thở không khí thì cũng nên biết rằng động cơ nôm na chính là khát khao để thực hiện, muốn làm. Nó là yếu tính đặt để và duy trì mục tiêu, và nghiên cứu chỉ ra rằng mình có thể tác động, bị ảnh hưởng các mức độ riêng tư bởi động cơ và sự kiểm soát bản thân. Vậy phát hiện ra những gì mình muốn, dùng năng lượng băng qua giai đoạn đau đớn, và khởi sự ở trong trạng thái mình muốn là.

Theo nhà nghiên cứu tình dục tiên phong Alfred Kinsey, điều phổ quát nhất trong tình dục của con người là chính sự khác biệt của nó. Từ hành vi tự thân cho tới các định hướng, tình dục có thể là vấn đề của người ta ở giai đoạn nào đó trong đời. Dù các tòa án dễ duy trì các hàm ý thuộc khía cạnh đạo đức và chính trị thì chí ít không khó đi đến một sự nhất trí rằng đó là lý do giải thích tại sao còn tồn tại đến hôm nay và là điều trước tiên thế hệ tương lai phụ thuộc vào.

Dẫu vậy, đó không nhất thiết phải là nhu cầu phải có từ góc độ cá nhân.

Thứ đến, ngoài việc xâm hại tình dục trẻ em thì thực tế, việc giết người man rợ là điều thật khó thấu hiểu tỏ tường. Tại sao những người dường như hiền lành, chân chất lại ước muốn giết chết chính đứa con mà họ dứt ruột đẻ ra– hay gặp là các bé gái mà họ mang thai, sinh nở rồi dành thời gian nuôi nấng, chăm bẵm cả một thời gian dài– vì danh dự gia đình, do giận chồng/ vợ nên con cái thành nạn nhân…

Bởi vì dưới góc độ tiến hóa thì thường người ta không giết kẻ mà họ chia sẻ hầu hết nguồn gene (ví dụ, con cái chẳng hạn); họ nên ước muốn chết vì con cái– chí ít thì nuôi dưỡng hay bảo vệ chúng– chứ không giết chúng.

Tuy nhiên, từ góc độ tâm lý và văn hóa thì khả thể có thể lý giải vài điều như sau.

Ở một mức độ rộng lớn, những vụ giết người dã man và kinh hoàng liên quan đến con cái thường tỏ bày tính đàn ông át trội và do đó, cũng góp phần phản ánh tình trạng thấp kém của phụ nữ; lý giải các ông bố hay giết con gái; ngoài ra, nó có thể dính dáng tới việc ngăn chặn tình dục: các bố mẹ “mất trí” giết con cái hết sức khủng khiếp nhằm để trừng phạt cho bản năng con người rất lành mạnh và tự nhiên (yêu thành viên thuộc nhóm, cộng đồng khác, ‘nạn nhân’ của một sự hiếp dâm, quan hệ trước hôn nhân, v.v…)

Tựa như rất nhiều hành vi ‘điên khùng’, các vụ giết người man rợ liên quan đến con cái thường phát sinh từ một cảm nhận mang tính hiện sinh của sự tổn thương và bất toàn. Dưới dạng thức những áp lực của tình huống, khi tương tác với năng lực và điều kiện thì tất khơi gợi lên những định hướng riêng biệt về mặt đạo đức. Chẳng hạn, trong môi trường nâng đỡ và nồng nhiệt thì khía cạnh đạo đức dấn thân của chúng ta được nuôi dưỡng; song khi cảm thấy bị đe dọa thì tầm nhìn bị thu hẹp và chúng ta có thể nghĩ rằng hữu ích để tự bảo vệ bản thân… Nói khác đi, những cách thức giết người lắm khi có thể khó dự đoán và không ai mong muốn…

Có một nghiên cứu tiến hành vào thập niên 60 của thế kỷ 20 đã chỉ ra động cơ bố mẹ giết con cái, ngoài sự vị tha còn là vì loạn thần cấp, đứa trẻ không mong đợi, bất ngờ (phần vỏ não thùy trán trước PFC nếu bị thương tổn thông qua uống rượu bia quá mức có thể dẫn đến kém kiểm soát các xung năng và cảm xúc và ít khả năng đoán định được các hậu quả của hành động), và hận thù chồng/ vợ. Thậm chí, tác giả này còn chia thành 2 kiểu: giết trẻ sơ sinh không mong muốn và giết một đứa trẻ với một nơi chốn rõ ràng trong gia đình. Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bị giết càng cao; và khi trẻ càng lớn, thì khả năng cao tội đồ chính là ông bố.

Phụ nữ trong nghiên cứu của tác giả Resnick đa phần là có mưu toan tự sát hoặc hoang tưởng, và thường có xu hướng nhìn đứa con đã chết là có khiếm khuyết, nên cần được cứu vớt khỏi một định phận tồi tệ về sau, hoặc bị quỷ ám; một số phụ nữ giết con còn nỗ lực che giấu tội ác. Trong một nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ giết trẻ sơ sinh đa phần ở độ tuổi 16-38, song khoảng 90% là 25 hoặc trẻ hơn; chưa tới 20% lập gia đình rồi và chưa tới 30% bị loạn thần hoặc trầm cảm; hầu hết còn độc thân, không có các nguồn lực và giấu giếm việc sinh nở với xung quanh: họ thường sinh con một mình và tống khứ bé nhanh nhất có thể (nhớ lại vụ cô gái trẻ ở Hà Tây thì phải đã ném con xuống ao trước nhà í).

Vậy, có thể nghĩ tới lý do bệnh lý tâm thần, sự vô ý thức, ngu ngốc hoặc thậm chí vô cảm. Và bài học có thể rút ra ở đây? Chắc chắn là nên, chí ít như thế này.

– Sự thiếu vắng và không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm trí cũng như tính định kiến về tham vấn và trị liệu tâm lý. Ngoài sự chăm sóc, quan tâm và nâng đỡ của cả người thân và cộng đồng, họ rất cần được giới chuyên môn trợ giúp kịp thời.

– Người cảm thấy nỗi đớn đau thống khổ về mặt tâm lý như thế thường cảm thấy bản thân đang lâm vào cảnh nguy hiểm, và đe dọa tính mạng của chính họ lẫn những người khác.

– Các đối tượng trong nỗi đau trầm luân như thế càng nguy hiểm khi họ có thể tiếp cận được các điều kiện có thể dẫn đến chết người (thuốc trừ sâu, vũ khí gây sát thương, v.v…).

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top